Chuyển đến nội dung chính

CHỮA LỴ TRỰC TRÙNG - Rau Sam

Còn gọi là mã xỉ hiện, pourpier.

Tên khoa học Portulaca oleracea L.

Thuộc họ Rau sam Portulacaceae.
Người ta dùng toàn cây rau sam tươi hay phơi hoặc sấy khô (Herba Portulacae). Mã là con ngựa, xỉ là răng, hiện là một thứ rau, vì cây rau sam là một thứ rau có lá giống hình rãng con ngựa.

A. Mô tả cây

Rau sam là một loại cỏ sống hàng năm, có nhiều cành mẫm, nhẵn. Thân có màu đỏ nhạt, dài 10 đến 30cm. Lá hình bầu dục dài, phía đáy lá hơi thót lại, không cuống, phiến lá dày, mặt bóng, dài 2cm, rộng 8-14mm. Những lá phía trên họp thành một thứ tổng bao quanh các hoa. Hoa mọc ở đầu cành, màu vằng, không có cuống. Quả nang bình cầu, mở bằng 1 nắp. Trong có chứa nhiều hạt màu đen bóng (Hình dưới)
B. Phân bố, thu hái và chế biến

Rau sam mọc hoang ở khắp những nơi ẩm ướt của nước ta. Còn thấy mọc ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Châu Âu. Tại nhiều nước châu Âu, nhất là ở Pháp, người ta trồng làm rau ăn, vị chua dễ chịu gọi là pourpier.


Hiện ở nước ta chưa ai đặt vấn đề trồng. Thu hái hoàn toàn dựa vào cây mọc hoang. Vào các tháng 5 đến 7 (mùa hè và thu), người ta hái cả cây, có khi cắt bỏ rễ rồi rửa sạch, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô, ở nước ta thường dùng tươi. Một số nơi dùng khô. Tại Trung Quốc, rau sam tươi hái về, lập tức nhúng nhanh vào nước sôi (có thể đồ), rồi lấy ra ngay, rửa nước cho sạch nhớt, rồi mới phơi hay sấy khô. Khi dùng hoàn toàn không phải chế biến gì khác. 

C. Thành phần hóa học

Hoạt chắt của rau sam hiện nay chưa rõ. Chỉ mới biết trong rau sam có 6,49% hydrat cacbon, 0,5% chất béo, 1,8% chất protit, 2,23% tro. Một tài liệu khác (Trung Quốc khoa học xã hội Trung dược tân hiên trích dẫn) thì có vitamin C, men ureaza, 0,4% chất béo, 1,6% tro.

Cũng trích dẫn trong Trung dược tân biên của Khâu Thần Ba thì theo một tác giả khác, trong 100 gam rau sam có 4.900 đơn vị quốc tế vitamin A, 20 đơn vị quốc tế vitamin B và 280 đơn vị quốc tế vitamin C.

Ngoài ra, theo một tác giả khác, trong rau sam có glucozit, saponin, chất nhựa, thành phần chủ yếu là glucozit.

Theo B.E.Read, (1940, Chin.J.Physiolo. 15(1):9-17) thì mỗi 100g rau sam tươi có 100 gama vitamin B, mỗi 100g khô có 40 gama vitamin B1.

Theo Viện vệ sinh Hà Nội (1972) rau sam Việt Nam có 1,4% protit, 3% gluxit, 1,3% tro, 85mg% canxi, 5,6mg%P, 1,5mg% sắt, 26mg% vitamin C, 0,32mg% caroten, 0,03mg% vitamin B1,0,11mg% vitamin B2 và 0,7mg% vitamin PP.

Nghiên cứu rau sam ở Đài Loan, người ta thấy có axit hữu cơ, kali nitrat, kali sunfat và muối kali khác, cây tươi chứa chừng 1% muối kali, cây khô chứa 10% muối kali (theo Dược học tạp chí của Nhật Bản, 1944, quyển 64.(3):177-178). Trong tài liệu này còn nói nhân dân Đài Loan dùng rau sam chữa bệnh cước khí thủy thủng, tiểu tiện khó khăn, giải độc; tác giả kết luận là vì trong rau sam có muối kali oxalat, axit làm thông tiểu cho nên có tác dụng giải độc.

Năm 1961 (Nature, 191, 1108) P.C.Feng và cộng sự tìm thấy trong rau sam tươi có 0,25%I-noradrenalin C8H11O3N, dopamin - 4 - (2-aminoetyl) pyrocatechol C8H11O2N và một lượng dopa 3 - ( 3,4-dihydroxyphenyl ) - I-alanin C9H11O4N.

D. Tác dụng dược lý

1. Tác dụng trên mạch máu

Theo Hồ Thành Nho (Chiến thời y chính 3, 12-Trung văn, Khâu Thần Ba trích) rau sam có tác dụng làm co nhỏ mạch máu. Nguồn gốc tác dụng này do thần kinh trung ương và ngoại vi.

2. Tác dụng trên vi trùng

a. Theo báo cáo của Sở y học dự phòng Trung Quốc (Luận văn thứ 8 tháng 5-1943) nước sắc rau sam 25% có tác dụng ức chế sự phát dục của vi trùng lỵ Shiga-Kruse, vi trùng lỵ hình Y. Đối với trùng lỵ hình Y, tác dụng rất nhậy, từ nồng độ 10% trở lên đã có tác dụng.

- Đối với vi trùng thương hàn, nước sắc rau sam 25% cũng tỏ ra có tác dụng ức chế sự phát dục và tiêu diệt, nhưng thời gian so với vi trùng lỵ có kéo dài hơn.

- Thí nghiệm trên chó mắc bệnh, cho uống nước rau sam chưa thấy kết quả. Việc thí nghiêm tác dụng của rau sam trên cơ thể con vật bị lỵ còn gặp nhiều khó khăn.

b. Năm 1953, theo Thực vật học háo, [2(2):312-325] nghiên cứu tác dụng kháng sinh của 102 vị thuốc đông y, Vương Nhạc và cộng tác đã nhận thấy dịch chiết rau sam bằng cồn etylic có tác dụng rõ rệt trên trực khuẩn coli, trực trùng lỵ và trực trùng thương hàn.

c. Năm 1960, một tác giả khác trong báo Vi sinh vật học báo (Kỳ 1 quyển 8:48-51) đã báo cáo cấy vi trùng lỵ trong nước canh có rau sam qua nhiều thế hệ thì thấy xuất hiện tác dụng chống thuốc.

d. Đối với vi trùng bệnh ngoài da, năm 1957 (Trung Hoa bì phu học tạp chí, số 4) một số tác giả thấy nước rau sam 1:6 có tác dụng ức chế khác nhau vối những vi trùng gây bệnh khác nhau. 

3. Trên lâm sàng

Rau sam được thí nghiệm chữa có kết quả đối với lỵ trực trùng cấp tính (Viện nghiên cứu đông y 1960 chữa 54 trường hợp, khỏi 53); Triết giang trung y tạp chí, 1959, số tháng 8, Thượng Hải trung y tạp chí 1968, tháng 9: 16-17, (Phúc Kiến trung y dược 1959, tháng 6 chữa 403 trường hợp).

Ngoài ra còn có tác dụng chữa ho lâu ngày, ho lao (Thượng Hải trung y dược lạp chí 1959, 3; 40, Thượng Hải trung y dược tạp chí 1960, 3:130-132).

Dùng ngoài và uống chữa mụn nhọt, sưng đau, trĩ (Trung Hoa ngoại khoa tạp chí 1959,7:130-132).

E. Công dụng và liều dùng

Rau sam dược dùng trong nhân dân nhiều vùng ở nước ta và nhiều nước khác làm rau ăn: Nhân dân châu Âu ăn rau này thay xà lách, ăn sống hoặc nấu chín.

Nhân dân Việt Nam và Trung Quốc dùng rau sam làm thuốc chữa lỵ trực trùng, giã nát đắp mụn nhọt, làm thuốc lợi tiểu tiện, tẩy giun kim.

Tính chất của rau sam theo các tài liệu cổ: Vị chua, tính hàn (lạnh), không có độc, vào ba kinh: tâm, can và tỳ. Trị huyết lỵ (lỵ ra máu), tiểu tiện đục, khó khăn (lâm bệnh), trừ giun sán, dùng ngoài trị ác thương, đơn độc. Phàm những người tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng chớ nên dùng.

Liều dùng cùa rau sam từ 6-12g khô dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng. Dùng riêng hay phối hợp với thuốc khác.

Đơn thuốc có rau sam

Chữa lỵ cho trẻ em: Rau sam tươi 250g (hay 50g rau sam khô), nước 600ml, sắc còn 100ml (1ml tương đương với 2,5g rau sam tươi hoặc 0,50g rau sam khô). Đơn thuốc này chỉ dùng trong ngày. Nếu muốn sắc 1 lần dùng nhiều ngày thì phải thêm vào 0,5 natri benzoat hay 0,3 nipagin để bảo quản. Có thể sắc như trên rồi đóng ống, mỗi ống 5ml (không cần thêm thuốc bảo quản), chỉ cần hàn ngay và hấp tiệt trùng ngay.

Trẻ em dưới nửa tuổi: Ngày uống 4 lần, mỗi lần 5ml, nửa tuổi đến 1 tuổi mỗi ngày uống 4 lần, 10ml, 2 tuổi trở lên mỗi tuổi thêm 5ml. Ví dụ trẻ em từ 1-3 tuổi, ngày uống 4 lần, mỗi lần 15ml: Trẻ 3-5 tuổi, ngày uống 4 lẳn, mỗi lần 20ml, 5-7 tuổi ngày uống 4 lần, mỗi lần 25 ml (kinh nghiệm Trung Quốc, 1960).

Bài thuốc phổi hợp rau xam và cỏ sữa (Viện nghiên cứu đông y 1960): Rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 100g. Nếu đi ngoài ra máu thêm 20g cỏ nhọ nồi và 20g rau má. Cho 3 bát nước (600ml), sắc còn 1 bát (200ml). Người lớn uống cả liều, ngày uống 2 liều nói trên.

Trẻ em tùy theo tuổi: 2 tuổi uống 5-10 thìa cà phê, 3 tuổi ngày uống 3 thìa to, 5 tuổi ngày uống 3 thìa to, 10 tuổi ngày uống 5 thìa to, 15 tuổi ngày uống 150ml (kinh nghiêm của Viện nghiên cứu đông y, 1960). Thường thời gian điều trị là 5-7 ngày.

Thuốc trừ giun kim: Rau sam tươi 50g, rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường vào cho dễ uống. Uống liên tiếp 3-5 ngày.

Xích bạch đới: Giã nát rau sam vắt lấy nước, hòa với lòng trắng trứng gà, hấp chín, ăn trong vài ngày. Mỗi ngày dùng 100g rau sam tươi.

Trẻ em chốc đầu: Giã nát rau sam tươi, thêm nước, sắc đặc bôi lên hay đốt ra than, hòa với mỡ lợn, bôi vào. 

Mụn nhọt: rau sam tươi, giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra.

Đái ra máu: Rau sam nấu canh ăn hằng ngày, liên tục 3-7 hôm.

Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHOAI NƯA

Khoai nưa hay Khoai na - Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicols, = A. campanulatus (Roxb.) Blume ex Decne, thuộc họ Ráy - Araceae. Cây thảo sống lâu năm, có thân củ nằm trong đất; củ hình bán cầu, rộng đến 20cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt như củ khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau khi đã có hoa, thường chỉ có một lá có cuống cao tới 1,5m được gọi là dọc (cọng) dọc màu xanh sẫm có đốm bột; phiến chia làm 3 nom tựa như lá Ðu đủ. Cụm hoa gồm một mo to màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong màu đỏ thẫm, bao lấy một bong mo là một trục mang phần hoa cái ở dưới, phần hoa đực ở trên. Khoai nưa phân bố ở Ấn độ, Myanma, Trung quốc, Việt nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, khoai nưa mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được bà con nhiều địa phương đem về trồng từ lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh Lạng s...

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.