Còn gọi là bồng sa, bàng sa, bồn sa, nguyệt thạch.
Tên khoa học Borax.
A. Tính chất
Hàn the hay bàng sa (borax) là tinh thể màu trắng, hay bột màu trắng vị hơi nồng, không có mùi. Để ngoài trời mất nước dần và thành bột màu trắng; nếu đun nóng thì chảy ở 107°C, sau đó phồng lên mất dần nước để cho chất bàn the nung.
Hàn the tan ít trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong nước nóng, không tan trong cồn 90°, tan nhiều trong glyxerin.
B. Thành phần hóa học
Hàn the là natri borat hay tetraborat natri B1O7Na.10H2O.
C. Hình thức sử dụng
Hàn the có thể dùng sống; tán nhỏ hoặc cho vào nồi hay chảo sao cho sủi bọt, lấy ra để nguội.
D. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ hàn the có vị ngọt, mặn và tính mát, có tác dụng chữa sốt, tiêu viêm, giải độc. Dùng trong những bệnh viêm cổ họng, viêm hạnh nhân, răng lợi sinh loét, miệng và mắt đau.
Ngày uống 2 đến 4g. Dùng ngoài không có liều lượng.
Ngoài công dụng làm thuốc, trong nhân dân còn hay thêm vào thực phẩm như bánh mứt, giò chả một chút hàn the để bột mỳ, bột gạo thêm tính dai, giòn. Vì hàn the có tính sát trùng, khi thêm vào thực phẩm, sẽ chống lại và không cho vì sinh vật hủy hoại thực phẩm, giữ được tính dai giòn như lúc còn tươi.
Nhưng gân đây, thử nghệm độc tính cấp trên súc vật cho thấy chó mèo dùng hàn the bị tổn thương gan, chậm lớn và có thể tử vong nếu dùng liều cao. Cho súc vật ăn hàn the liều thấp nhưng dài ngày, Gounelle và Boudène nhận thấy súc vật bị teo dịch hoàn, dẫn tới liệt dương, tổn thương gan, thận,... Khi ăn vào, hàn the tích lũy ở lớp mỡ dưới da, ở gan và cả ở não nữa. Chỉ cần 3-5g hàn the cho một người lớn đã thấy khó chịu toàn thân, ăn mất ngon, lâu ngày suy gan dẫn đến suy nhược cơ thể. Do đó Tổ chức y tế thế giới năm 1983 đã cấm dùng hàn the và axit boric trong thực phẩm với bất kỳ liều lượng nào.
Dùng hàn the làm thuốc, cũng chỉ giới hạn trong việc dùng ngoài.
Đơn thuốc có hàn the
Chữa viêm cổ họng, viêm hạnh nhân, cổ họng sưng đau.
Hàn the, ô mai, hai vị bằng nhau, tán nhỏ, nặn thành viên bằng củ súng (hay bằng hạt ngô). Mỗi lần thì ngậm 10 viên vào trong miệng cho tan dần chữa viêm cổ họng, viêm hạnh nhân, cô họng sưng đau (kinh nghiệm nhân dân).
Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi
Nhận xét
Đăng nhận xét