Còn gọi là thực diêm.
Tên khoa học Nairium chloridum crudum.
Muối ăn là những tinh thể hình lập phương dính với nhau thành hình tháp rỗng, không màu hay hơi đục bẩn, vị mặn, đặc biệt để ở những nơi ẩm ướt thì hay hút nước chảy ướt, nhưng khi rang lên thì mất nước.
A. Thành phần hóa học
Trong muối ăn chủ yếu có natri clorua, còn có lẫn nhiều tạp chất khác như kali clorua, magiê clorua, muối canxi, magiê, sunfat, sắt v.v..
B. Công dụng và liều dùng
Tây y đã xác định vai trò quan trọng của muối trong cơ thể và hay dùng muối dưới dạng tinh khiết để chế huyết thanh mặn đẳng trương và ưu trương tiêm hoặc rửa vết thương (xem các sách tây y).
Trong tài liệu cổ, người ta coi muối có vị mặn, tính hàn không độc, vào 3 kinh thận, tâm và vị, có tác dụng tả hỏa, thanh tàm, lương huyết, nhuận táo, dẫn các thuốc khác vào kinh lạc. Dùng trong những trường hợp nhiệt kết trong ruột và dạ dày, tắo bón, đau răng, mắt đỏ đau, gây nôn mửa, chữa hạ bộ lở ngứa.
Trong các sách cổ người ta còn ghi những người huyết hư, ứ trệ, thủy thũng (phù) không được dùng.
Ngày dùng 1 đến 3g; nếu để gây nôn mửa dùng luôn một lúc 10-20g.
Đơn thuốc có muối ăn dùng trong nhân dân
1. Cổ họng sưng đỏ, đau: Dùng muối cả hạt mà ngậm; ngậm tan lại lấy hạt khác ngậm cho đến khi khỏi đau.
2. Chữa ho cảm: Cho muối vào múi chanh, ngậm cho tan dần. Những người không chịu được chua có thể chỉ ngậm muối không thôi.
3. Chữa đau bụng: Lấy muối sao cho nóng, bọc vào miếng vải chườm vào rốn và lưng.
4. Chữa rặng lung lay, lở lợi: Pha nước muối, ngậm luôn trong 5 ngày liền.
5. Chảy nước mắt: Pha nước muối rửa mắt.
Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi
Nhận xét
Đăng nhận xét