THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA
ĐẠI DANH Y THIỀN SƯ TUỆ TĨNH
(1623?-1713)
(Những điều được mọi người thống nhất đồng tình)
Để đánh giá, chúng tôi so sánh những điều được mọi người thống nhất về thân thể và sự nghiệp của đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh với một vị danh y khác cũng của nước ta: Hải Thượng Lãn Ông (HTLO) Lê Hữu Trác:
1. Về mặt thời gian mà xét thì Tuê Tĩnh sống và hoạt động trước Hải Thượng Lãn Ông ít nhất môt thế kỷ (100 năm) nếu ta theo những người cho Tuệ Tĩnh sống và hoạt động ở thế kỷ 17, hoặc là trước Hải Thượng Lãn Ông 4 thế kỷ nếu theo truyền thuyết Tuệ Tĩnh sinh và hoạt động ở thế kỷ 14. Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh tý (1720) (Theo báo cáo của Hội thảo về HTLO ở Hài Hưng 1993 thì HTLO sinh năm 1724 và mất 1791 - Tạp chí Sống vui khỏe số 18 năm 1995, tr.12) và mất ngày 15 tháng giêng năm Tân hợi (1791) còn Tuệ Tĩnh sinh vào năm 1623 hoặc 1633 và mất vào năm 1713 (thọ 90 hoặc 80 tuổi).
2. Tuê Tĩnh là người thầỵ thuốc Việt Nam dầu tiên dương cao ngon cờ “Thuốc Viêt Nam chữa người Việt Nam”: Hai bài thuốc nam mà Tuệ Tĩnh là tác giả trong bộ sách “Hồng nghĩa giác tư y thư” (HNGTYT) với những câu mở đầu:
“Tôi tiên sư kính đạo tiên sư
Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”
Tôi ở đây có nghĩa là đầy tớ, học trò của thầy (tiên sư). Hoặc câu:
“Thiên thư riêng định cõi Nam
Thổ sản khác nhiều xứ Bắc...”
có thể coi như bản tuyên ngôn về thuốc Việt Nam ta. Chúng ta cần nhớ rằng hơn 100 năm sau, HTLO trong bộ sách “Y tông tâm lĩnh” có quyển “Lĩnh Nam bản thảo” thì phần đầu lấy hoàn toàn ở tập “Nam dược thần hiệu” mà không hề ghi rõ xuất xứ.
3. Tuệ Tĩnh là môt vi sư và là một thầy thuốc rất gần gũi quần chúng cho nên hầu hết tài liệu Tuệ Tĩnh biên soạn đều bằng chữ nôm (chữ viết như chữ nho, chữ hán nhưng đọc theo âm tiếng Việt dễ hiểu) lại viết theo thể văn vần thơ phú cho nên đọc lên dễ nhớ, dễ thuộc. Do đó ngay khi Tuệ Tĩnh còn sống, những tài liệu do Tuệ Tĩnh viết ra đã được in đi, in lại nhiều lần: “Sách viết xong, khắc thành bản in, để ở chùa Hộ xá, huyện Giao Thuỷ, người địa phương biết được đường hướng chữa bệnh, lưu truyền đến nay tiếng tăm vang lừng khắp nước” (Trích từ HNGTYT in năm 1717). Trong khi đó, sách của HTLO viết và hoàn thành từ trước 1791, toàn bằng chữ nho, vừa dày vừa phải dịch ra tiếng Việt mới hiểu được, nên trong suốt thời gian HTLO còn sống, sách vẫn chưa được in ra. Phải chờ đến gần 100 năm sau khi Hải Thượng Lãn Ông đã mất, sách mới được in ra (1885).
4. Năm 1717 (tức Năm Vĩnh Thinh thứ 13) có thể coi như năm vinh quang đối với Tuệ Tĩnh vì vào “mùa xuân năm Đinh dậu (1717), nhà sách Liễu Tràng đem bản sách (của Tuệ Tĩnh) dâng lên vua...” (xem lời tựa HNGTYT-sdd). Cũng trong năm 1717 bia chùa Giám được sư Như Ứng (học trò của Tuệ Tĩnh) đã dựng bia ghi công Tuệ Tĩnh đã có công đắp tượng phật 24 tay, nhưng chưa kịp dựng bia thì Tuệ Tĩnh đã mất vào năm Quý Tỵ (1713). Biết được năm mất, ta có thể suy ra năm sinh: Cho rằng Tuệ Tĩnh sống 100 tuổi thì năm sinh là 1613, nếu sống 90, 80 tuổi thì năm sinh 1623 hoặc 1633 tức là vào đầu tế kỷ 17. Nhưng trước khi phát hiện sự kiện Tuệ Tĩnh mất ở Việt Nam chứ không phải ở Trung Quốc như truyền thuyết, năm mất của Tuệ Tĩnh được ghi trong tấm bia 1717 ở chùa Giám, những người theo truyền thuyết Tuệ Tĩnh sinh và hoạt động ở thế kỳ 14 vẫn viết:”... khi còn ở trong nước Tuệ Tĩnh đã tu sửa, xây dựng 24 ngôi chùa trong đó có chùa Hải triều ở làng Yên Trang (nay là chùa Giám ở xã cẩm Sơn hiện còn di tích) “hoặc có người lại nói”: có hai Tuệ Tĩnh, một Tuệ Tĩnh chỉ đi tu ghi trong bia chùa Giám là “Sa môn Chân An Giác tính Tuệ Tĩnh thiền sư” và một Tuệ Tĩnh vừa đi tu vừa làm thuốc viết sách thuốc mang tên đẩy đù: “Vô dật, Trắng tử, Thận trai Tuệ Tĩnh thiền sư”. Như vậy sẽ đẻ ra một tranh luận mới: “có một hay hai Tuệ Tĩnh?” Chúng tôi sẽ đề cập đến sau.
5. Trong lúc Tuê Tĩnh còn dang sống, ảnh hưởng và uy tín của Tuê Tĩnh đã rộng lớn như vậy, đến khi Tuê Tĩnh mất đi. chỉ trong một vùng bán kính chưa đầy 3km có tới 4 nơi thờ:
5.1 Chùa Giám: Tức là chùa Yên Trang hay An Trang hay Hải Triều là nơi Tuệ Tĩnh tu vào cuối đời và mất năm Quý Tỵ (1713). Có bức tượng Tuệ Tĩnh tạc năm 1936 -1939 (theo lương y Thái Văn Liễn trong thời gian này làm việc tại Trường Viễn đông Bác cổ Hà Nội).
5.2 Đền thánh thuốc nam: Đặt ngay trong làng Nghĩa Phú, quê hương của Tuệ Tĩnh.
5.3 Đền bia: Đặt giữa hai làng Nghĩa Phú và Văn Thai (nơi đây đã xẩy ra hai lần chẩy hội thuốc thánh đền Bia.
5.4 Đền trung: Đặt ở chân đê làng Văn Thai.
6. Hai lần hiển thánh để chữa bệnh cho dân: Ảnh hưởng và uy tín của Tuệ Tĩnh khi còn đang sống lớn như vậy nên đến khi mất đi từ năm 1713, nhưng nhân dân trong vùng cũng như cả nước vần tin tưởng về khả năng chữa bệnh bằng thuốc nam của Tuệ Tĩnh. Những người bệnh hay gia đình người bệnh quanh vùng hoặc ở nơi xa đến thường đem vàng hương và một vài bó lá hái sẵn ở nhà hay ở sân các đền thờ Tuệ Tỉnh (đền Bia là nơi được dân tìm đến đông nhẩt). Sau khi thắp hương cầu khẩn Tuệ Tĩnh phù hộ người bệnh, họ đem bó lá ấy về sắc cho người bệnh uống là khỏi bệnh. Phong tục này mang màu sắc mê tín thường diễn ra không được mấy người chú ý, nhưng trong các văn kiện lịch sử có hai lần sự kiện này nổi lên quá lớn nên được ghi lại trong sử sách:
Lần thứ nhất vào năm 1846 sách Đại Nam thực lực chính biên có ghi như sau: … vào tháng 10 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) xã Văn Thai thuộc huyện cẩm Giàng tỉnh Hải Dương gần đây được cái bia “đá có ngoa truyền” (ĐTL trong dấu nháy) là Tuệ Tĩnh thiền sư giáng thế (1) (thiền sư là người Nghĩa Phú huyện Cẩm Giàng) lấy thuốc nam chữa khỏi bệnh, gần xa tranh nhau đến cầu xin, hàng ngày kể đến hàng 100, hàng 1.000, quan tỉnh ấy không thể nào cấm được, đem việc ấy tâu lên vua về việc nhân dân lễ bái xin thuốc và xin phong thần cho Tuệ Tĩnh. Vua Thiệu Trị phê vào đơn ấy như sau: “Hà vật tăng nhân vạn nhân la bái” (nhà sư ấy là người thế nào mà được hàng vạn người lễ lậy) và hạ chiếu cấm chỉ việc lễ bái và xin thuốc đền Bia để bỏ sự mê hoặc cho dân. Theo lệnh đó người ta đục chữ ở bia đi và đem bia bỏ vào nhà kho của tỉnh Hải Dương, từ đó sự đi lại cầu xin thuốc mới hết (trích ở sách Đại Nam thực lục chính biên dịch ra tiếng Việt do NXBKHXH 1972-tr.171-172).
Lần thứ 2, Tuệ Tĩnh “hiển thánh" xẩy ra vào năm Bảo Đại thứ 11 (1936) trong hoàn cảnh như sau: Có một người quê ở làng Văn Thai làm chức coi kho tỉnh Hải Dương, thấy dược tấm bia đó vứt trong kho từ thời Thiệu Trị, bèn lấy trộm đưa về làng, dựng lại bia ở chùa Vân Thai, lấy gạch xây kín xung quanh để dấu trong chùa. Thực chất câu chuyên chỉ có vây nhưng được một số người có chức sắc ở làng Văn Thai lợi dụng tung tin là Tuệ Tĩnh sống lại để chữa bệnh cho nhân dân. Thế là một đồn mười, mười đồn trăm câu chuyên thuốc thánh dền Bia thời Thiêu Trị lại tái diễn kéo dài 4-5 năm. Sách báo, các nhà văn nói đến rất nhiều: Nhà văn Vũ Trọng Phụng viết trong “Số đỏ”, nhà văn Nguyễn Trọng Thuật nhà báo “Đuốc Tuệ” của hội Phật giáo ghi lại một điểu mà xưa nay chưa có một thầy thuốc nào ở nước ta có được sự tin tưởng của nhân dân như vậy trong lúc Tuệ Tĩnh còn đang sống cũng như sau khi mất kể cả thầy thuốc Thượng Hải Lãn Ông sống và hoạt động, sống sau gần một thế kỷ.
(1). Độc già có thể tìm đọc bài “Thuốc thánh đền Bia" của nhà văn Nguyễn Trọng Thuật trong báo “Đuốc Tuệ" của Hội Phật giáo Việt Nam sô 31 ra ngày 17/7/1936 trang 20-24 còn lưu giữ ở thư viện Quốc gia Nà Nội.
NHỮNG ĐIỂU KHÔNG AI CHỐI CÃI ĐƯỢC
Trong lịch sử ngành YDHCT của nước ta có hai thầy thuốc lớn các tác phẩm để lại, đó là Đại y thiền sư Tuệ Tĩnh (tác giả Hồng nghĩa giác tư y thư và Nam dược thần hiệu...) và Hải Thượng Lãn Ông (tác giả Y tông tâm lĩnh).
E. Gaspardone, nhà thư mục nổi tiếng người Pháp đã viết trong sách “Thư mục Việt Nam” (BibIiographie annamite) - Tạp chí của Trường Viễn đông bác cổ, 1934 về Tuệ Tĩnh như sau: “Có thể nói không quá đáng rằng Tuệ Tĩnh là người sáng lập thật sự ra nghề thuốc Việt Nam, về sau Hải Thượng Lãn Ông là người tuyên truyền rất có hiệu quả cho nghề này”.
Trước cách mạng tháng 8/1945, chỉ một số lượng y nhà thơ, nho học biết đến Hải Thượng Lãn Ông, nhưng Tuệ Tĩnh được nhiều người biết đến hơn, được nhân dân coi là vị “Thánh thuốc nam” được nhân dân quanh vùng Nghĩa Phú, Văn Thai, quê hương của Tuệ Tĩnh thờ phụng. Riêng đền Bia được cả nước biết đến vì hai lần do lòng sùng bái, người ta đồn đại Tuệ Tĩnh tái sinh để dùng thuốc Nam chữa bệnh cho dân.
Thế nhưng hiên nay chỉ có Hải Thượng Lãn Ông hàng năm được ngành y tế kỷ niệm và cứ năm năm cả nước lại kỷ niệm, còn Tuệ Tĩnh thì hầu như bị lãng quên hầu như không được ai nhắc đến, người ta chỉ nói ghé vào một đôi lời. Tại sao lại như vậy nhỉ, phải chăng người ta còn tranh luận xem Tuệ Tĩnh sinh và hoạt động ở thế kỷ XIV hay thế kỷ XVII? Tuệ Tĩnh có đậu hoàng giáp? Tuệ Tĩnh có sang Trung Quốc? Có chữa bệnh cho vợ vua Trung Quốc và mất ở Trung Quốc không? Sự thật như thế nào? Chúng tôi xin góp phần trao đổi một số vấn đề trên.
LỜI TỰA SÁCH “HỒNG NGHĨA GIÁC TƯ Y THƯ”
Lời tựa này do các quan thị nội phủ chúa Trịnh và các quan y viện duyệt lại và bổ sung vào ngày tốt tháng quý hạ, năm Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717).
“Trời Nam mở nước, người làm thuốc kể có hàng trăm nghìn người nhưng hỏi đến người chép sách lập ngôn để giảng dạy cho người sau thì hình như leo lên ngọn cây mà tìm cá vậy. May có bậc lão túc (thầy già học giỏi) biệt hiệu Tuệ Tĩnh, người làng Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng, phủ Thương Hồng, là một vị sư cụ, nghiên cứu rộng về học thuyết âm dương, tìm hiểu sâu về bí truyền Kỳ Biển, chép ra bộ bản thảo bằng quốc âm có hơn 630 vị, lại theo kinh nghiệm đêm 13 phương chữa tạp bệnh và 37 cách chữa thương hàn dịch ra thành sách, chỉ đường mở lối, dạy bảo mọi người, thật là một tấm lòng nhân hậu. Sách viết xong khắc thành bản in để ờ chùa Hộ Xá, huyện Giao Thủy, người đia phương biết đươc đường hướng chữa bệnh, lưu truyền đến nay, tiếng tăm vang lừng khắp nước. Mùa xuân năm Đinh dậu (1717) nhà sách Liễu Tràng (giống như nhà xuất bản hiện nay - Lời ĐTL) đem bản sách dâng lên vua, vua xem thấy bản khắc còn nhiều thiếu sót, mới sai các thái y xét duyệt, chỗ nào sai thì chữa lại, chỗ nào lộn thì chuyển đi, sắp xếp thành chương mục thứ tự, chia làm 2 quyển thượng hạ.
“Khi sách đã chỉnh đốn xong, vua đặt tên cho là “Hồng nghĩa giác tư y thư” giao lại cho nhà in xuất bản để công bố cho trong nước, đó là ban ơn cho thiên hạ rất nhiều, đưa mọi người lên cõi thọ, đưa đời sống đến đền xuân, thật là bổ ích không phải nhỏ”.
“Chúng tôi vâng chiếu chỉ vua, vui thấy bộ sách đã làm xong, nên kể ngọn ngành để làm tựa”.
Đọc lời tựa do các quan thị nội phủ chúa Trịnh và các quan y viện cũng thuộc phủ chúa Trịnh viết năm 1717, thì:
1. Tuệ Tĩnh chỉ là một vị sư cụ nghiên cứu rộng về học thuyết âm dương, tìm kiêm sâu về bí truyền Kỳ Biển, viết ra bộ bản thảo bằng quốc âm có hơn 630 vị thuốc, soạn ra bộ sách giới thiệu 13 đơn thuốc chữa tạp bệnh và 37 đơn thuốc chữa bệnh thương hàn (Thập tam phương gia giảm và Tam thập thất trùy pháp). Sách được in ra từ trước nhưng có nhiều lỗi. Nên chúa Trịnh chỉ thị cho sửa, sắp xếp lại và đặt cho bộ sách một tên mới “Hồng nghĩa giác tư y thư”.
2. Trong lời tựa mặc dầu công nhận Tuệ Tĩnh là vị sư già học giỏi, nhưng không hề nói đến học vị tiến sĩ hay đậu hoàng giáp như truyền thuyết. Thêm vào đấy cố hội trưởng hội y học cổ truyền Nguyễn Sĩ Lâm, trong một hội thảo về Tuệ Tĩnh, đã cho biết trong thời gian này, Nguyễn Danh Nho một vị tiến sĩ cùng quê hương, Nghĩa Phú đang giữ một trọng trách tương đương Bộ trưởng Bộ văn hoá trong phủ chúa Trịnh, có trách nhiệm xem xét mọi văn kiện trước khi đưa chúa Trịnh ký duyệt, biết rất rõ Tuệ Tĩnh có đỗ tiến sĩ hay không, mà các vị ngự y không ghi, nhất định Nguyễn Danh Nho không để yên. Cho nên không thấy có ý kiến gì, chúng tôi cho rằng Tuệ Tĩnh học giòi văn hay nhưng không hề đi thi, đỗ đạt gì cả.
3. Tựa sách “Ngoại cảm thông trị” của HTLO (Tựa này được viết vào năm “Cảnh Hưng năm Quý hợi (1743)”: Niên hiệu cảnh Hưng năm Quý hợi (1743) tôi ngẫu nhiên cùng vị đạo sĩ Bút phong là người cùng làng và mấy thầy toán số khác cùng ngồi nói chuyện phiếm ở Hà-nhĩ- trai nhân đề cập tới 3 vấn đề: địa lý, y mạch và toán số v.v.... có người nói đến chuyện nước ta mới có quyển “Thập tam phương gia giảm”... ai nấy đều khen là hay.
Tôi nói: Đó là sư ông Tuệ Tĩnh do tấm lòng sáng suốt, tìm ra một lối dễ dàng trong phương pháp sử dụng dược phẩm và gia giảm các bài thuốc. Tuy chưa ra ngoài được phạm vi của người xưa, nhưng đem in thành sách để lưu hành thời giúp cho người ít học rất nhiều, và cũng là một “nhân thuật” đáng kể. Nhưng bệnh tình, bệnh chứng thiên hình vạn trạng, trong sách nói... “Nghề làm thuốc rất khó” và “phương là do sự bắt chước mà đặt ra...” nếu không phải là người học rộng, tài cao thì không sao biết được.
Tôi vừa nói hết lời, trong đám người ngồi, có người đưa ra một quyển sách nhan đề là ”Lãn Ông ngoại cảm thông trị “ (chắc chắn là một quyển chép tay - chú thích của ĐTL) và cất tiếng hỏi:
-“Quyển này có phải là học mót ý thừa của quyển kia chăng?”
Tôi vội trả lời:
- Ông nhầm rồi, nhầm rồi.
Liền đón đỡ lấy xem một lượt, thấy nội dung quyển sách đó, nào là bài bác phép lệ cổ, biện thuyết 6 kinh truyền biến là nhầm, bàn nước ta không có chứng thương hàn, ôn nhiệt., cho đến nhận đúng tình hình âm hư khó bổ và nói rõ thương hàn có thể dùng phép bổ.v.v.. Phàm những dụng ý xử phương tuy là thay đổi dược phẩm của cổ phương mà không trái đại ý của cổ phương. Tuy thu vào trong có một quyển mà các “Cao, đơn, hoàn tiễn của các nhà đều có đủ”, thật là “thay hình đổi dạng, bỏ thô lấy tinh” hợp mọi đường làm một lối, dồn muôn ngòi về bể cả... khiến học giả được lợi về giản ước, tránh cái phiền về phức tạp, xem một lượt có thể hiểu suốt. Lại bàn thêm cả phương pháp thế nào là hư, thế nào thời bổ v.v..đẩy đủ chi tiết. Phàm các chứng cảm mạo trong bốn mùa và các chứng thuộc lục dâm (6 thứ khí quá mức) hư thực bổ tà v.v..đều bao quát không sót. Thật đáng là một sách quý trong y giới... xem xong tôi gật đầu bảo mọi người:
Các ngài đem quyền này mà so với quyển kia, có khác chi một trời một vực?
Tôi liền viết mấy lời để trên sách. Bút phong đạo nhân và mọi người đều công nhận là đúng. Nhân đó thay làm bài tựa.
Ngự y. Chính Mặc Trai thái thị đề
Theo lời “Tựa” thì Tựa này được viết vào năm 1743. Đối chiếu với nội dung tấm bia chùa Giám, thì Tuệ Tĩnh đã mất từ 1713 (Quý Tỵ) nghĩa là sau khoảng 30 năm Tuệ Tĩnh vắng mặt trên trái đất này mà sách “Thập tam phương gia giảm” của Tuệ Tĩnh vẫn... có người nói đến chuyện nước ta mới có quyển Thập tam phương gia giảm ai nấy đều khen hay... đó là sư ông Tuệ Tĩnh do tấm lòng sáng suốt tìm ra một lối dễ dàng trong phương pháp sử dụng dược phẩm và gia giảm các bài thuốc. Tuy chưa ra ngoài được phạm vi của người xưa nhưng đem in thành sách để lưu hành, thời giúp cho những người ít học rất nhiều và cũng là một nhân thuật đáng kể...” còn quyển “Lãn Ông ngoại cảm thông trị” nói ở đây hãy còn ở giai đoạn chép truyền tay nhau vì mãi đến năm 1885 (năm đầu niên hiệu Hàm Nghi) sách mới được in ra.
Sách “Thập tam phương gia giảm” của Tuệ Tĩnh còn được ghi lại trong “Hải dương phong vật chí” (Thư viện Hán nôm số A-88 và A-822) do Trần Duy Phác (1754 -1834) hiệu Đạm Trai, người làng Bình Vọng, huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, đậu hương cống năm 1777 (Cảnh Hưng, Đinh Dậu) và thi hội đậu tam trường, nhưng gặp loạn phải ở nhà. Năm 1804 (Gia Long thứ 3) được triệu ra làm trợ giáo tỉnh Hải Dương và Quảng Yên. Năm 1809 (Gia Long thứ 8) được thực thụ chức ấy, đến 1812 (Gia Long 11) thăng Đốc học Thanh Hoá tước Phác Ngọc Bá. Trong thời gian ở Hải Dương Trần Duy Phác đã soạn sách “Hải dương phong vật chí” trong đó dành cho Tuệ Tĩnh mấy dòng như sau: “Tuệ Tĩnh tiên sinh, danh y ở xã Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng chuyên dùng thuốc nam chữa bệnh cứu người rất công hiệu”, có chép “Sách chỉ dẫn dùng thuốc nam” và “Thập tam phương gia giảm” lưu truyền trong dân gian.
BIA CHÙA GIÁM VỚI THIẾN SƯ TUỆ TĨNH
(Hà Văn Tấn - Viện trưởng Viện Khảo cổ học)
Thiền sư Tuệ Tĩnh, tác giả Nam dược thần hiệu và Hồng nghĩa giác tư y thư, theo ý kiến truyền thống, là danh y sống vào thể kỷ 14 đời Trần.
Nhưng đã có một số ý kiến cho rằng nhà sư này sống vào cuối thể kỷ 17. Chúng cứ đưa ra bao gồm nhiều mặt: Phân tích những bài Phú Nôm trong các sách của ông có nhiều yếu tố muộn; trong các bài thuốc mà ông nêu lên chứng tỏ chịu ảnh hưởng của các danh y Trung Quốc đời sau, chẳng hạn, Lý Thời Trân.
Trong những chứng cứ đưa ra, có người đã viện dẫn tấm bia năm Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717) ở chùa Giám, nơi quê hương của Tuệ Tĩnh và cho rằng đến năm này, Tuệ Tĩnh vẫn còn sống ở đây.
Để làm sáng tỏ những vấn đề thời đại sống của Tuệ Tĩnh, ngày 22 tháng 7 năm 1992, một đoàn nghiên cứu gồm các cán bộ Viện Khảo cổ học, Viện Hán Nôm, giáo sư dược học Đỗ Tất Lợi đã về khảo sát tại chùa Giám ở huyện cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng (1).
Chùa Giám có tên chữ là Nghiêm Quang Tự, trước đây vốn ở thôn Nghĩa Phú, xã cẩm Giàng, huyện cẩm Bình, tức quê hương của thiền sư Tuệ Tỉnh như đã chép trong các sách.
Nhưng từ năm 1971, do đất xã này bị ngập nước, nhân dân xã đã di cư vào xã cẩm Sơn, huyện Cẩm Bình và đã dời luôn cả nghè và chùa của xã về đây. Toàn bộ ngôi chùa đã được dựng lên ở đất mới trong vị trí đúng trật tự như đã có ở nơi cũ. Điều đáng khâm phục là toàn bộ các bia đá rất nặng cũng được dời về đây. Trong số gần 20 tấm bia ở đầy, có rất nhiều bia đời Lê, có niên hiệu từ Chính Hoà đến Vĩnh Thịnh.
Rất may là tấm bia Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717) vẫn còn nguyên vẹn. Bia này có 4 mặt, chữ lớn đề tên bia cũng chạy quanh 4 mặt “Nghiêm Quang thiền tự danh lam cổ tích hưng công cấu tác thánh tượng bi ký”. Dòng ghi niên đại của bia ở mặt cuối: “Vĩnh Thịnh thập tam niên tam nguyệt thập nhị nhật” (Vĩnh Thịnh năm thứ 13, tháng ba ngày 12). Ngay dòng đầu bia cho biết người làm bia là Sa di tự Như Ứng hiệu Tuệ Phái. Bia nói về những lần tạo tượng ở trong chùa. Trước hết là nói đến lần đúc tượng quan âm 24 tay vào năm Tân Mão (1711). Sau khi hoàn thành, chùa lập bia thì nghiêm sư đã tịch. “Nghiêm sư” đó là ai? Trong danh sách những người bỏ công của để làm việc này, ta găp dòng đầu ghi “Hưng công hội thủ sa môn Chân An Giác Tính Tuệ Tĩnh thiển sư”. Như vậy là thiền sư Tuệ Tĩnh, có cái tên đầy đủ là Chân An Giác Tính Tuệ Tĩnh, đã đứng đầu trong việc đúc tượng Quan Âm năm 1711. Có người cho là Tuệ Tĩnh vẫn còn sống vào năm lập bia tức 1717. Nhưng điều này không đúng. Lúc đó ông đã chết. Vậy ông chết vào năm nào. May thay ở mặt bia bên cạnh có câu ghì rõ “Quý Tỵ niên tôn sư tịch mịch, tư niên thần đệ tử trụ tri tảng Sa di tự Như Ứng hiệu Tuệ Phái kiến lập sao văn tự lưu truyền cổ tích dĩ hậu lai tri” (Năm Quý Tỵ tôn sư tịch, năm đó đệ tử là sư trụ trì Sa di tự là Như Ứng hiệu là Tuệ Phái dựng (bia) sao lại bài văn để lưu truyền dấu xưa cho mai sau biết). Vậy là có thể biết Tuệ Tĩnh mất năm Quý Tỵ tức năm 1713.
Chúng tồi chưa có thì giờ đọc hết những bia đời Lê ở đây, chắc là còn có thể tìm ra được những sự kiện liên quan đến Tuệ Tĩnh. Đáng mừng là trên một cây hương (cột thiên đài) bằng đá dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 2 (1706) có dòng chữ “Hưng công hội thủ uẩn tồn Tây thổ tự ấu xuất gia tiệm tu giới hạnh Trúc Lâm đầu đà Ma ha tỉ khâu Chỉ Ngu hoà thượng sa môn Chân An”.
Chân An, như ta đã thấy, tức Tuệ Tĩnh. Qua câu này ta thấy Tuệ Tĩnh đã xuất gia từ bé. Như Vậy, là không có chuyện ông đi học, làm quan, rồi mới xuất gia và chết ở Trung Quốc như truyền thuyết đã nói.
Chân An Tuệ Tĩnh tự gọi là Trúc Lâm đầu đà, có nghĩa là muốn coi mình thuộc phái Trúc Lâm. Nghiên cứu lịch sử Phật giáo, ta biết rằng bấy giờ phái Lâm Tế thường muốn gắn với phái Trúc Lâm thời Trần. Theo cách đặt tên của phái Lâm Tế thì thế hệ mang chữ Chân là ở trên thế hệ mang chữ Như. Chân An là thầy của Như Ứng cũng như Chân An là thầy của Như Trừng.
Trích từ: "Những phát hiện mới về khảo cổ học”, Năm 1992, tr 256-257
Trích từ tạp chí (Nghiên cứu lịch sử)
Viện sử học 1997 số 2 (291) III-IV. tr. 85-88.
CÓ MỘT HAY HAI TUỆ TĨNH?
(1). Đoàn gồm có Đỗ Tất Lợi, Hà Văn Tần, Tống Trung Tín, Vũ Thế Long, Đoàn Đức Thành và Đinh Khắc Thuận
TRỞ LẠI VẤN ĐỀ
ĐẠI DANH Y THIỀN SƯ TUÊ TĨNH
LÀ NGƯỜI CỦA THẾ KỶ XIV HAY CUỐI THẾ KỶ XVII - ĐẦU THẾ KỶ XVIII?
(Đỗ Tất Lợi)
Trong tạp chí “Nghiên cứu lịch sử” (NCLS) số 1 năm 1994, các tác giả Nguyễn Văn Bách, Lê Trần Đức, Mai Hồng, Nguyễn Thiện Quyến và Phó Đức Thảo đã công bố những bài viết nhằm chứng minh đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh sống và hoạt động ở thế kỷ XIV; mặc dù trước đó trong hai bài đăng trên tạp chí NCLS tháng 3/1986 và tháng 1/1993, chúng tôi đã giới thiệu nội dung đầy đủ của cây “Hương đá” do Tuệ Tĩnh dựng năm 1706 (Vĩnh Thịnh năm thứ hai). Cây “Hương đá” này được Tuệ Tĩnh dựng vào năm xây dựng chùa Giám có kể lại rằng Tuệ Tĩnh đi tu từ khi còn nhỏ, điều này xác nhận một điều mà trước đây tưởng chỉ có trong truyền thuyết. Trong số tạp chí NCLS tháng 1/1993, chúng tôi cũng công bố nội dung bản dịch đầy đủ tấm bia đá ở chùa Giám do nhà sư Như Ứg, học trò của Tuệ Tĩnh dựng năm 1717. Qua nội dung của bản dịch này, chúng ta được biết rằng Tuệ Tĩnh mất năm Quý Tỵ (1713), nghĩa là ông sống và hoạt động ở thế kỷ XVII và mất ở vào đầu thế kỷ XVIII. Nhưng theo 5 tác giả trên thì có hai Tuệ Tĩnh: Một Tuệ Tĩnh vừa là sư vừa là thầy thuốc và Tuệ Tĩnh này mới là tác giả của bộ sách “Hồng nghĩa giác tư y thư” có những biệt danh Thận Trai (thân trong trai giới), Vô Dật (không chịu ngồi rồi), Trắng Tử (người khờ dại). Chữ Tĩnh này gồm có chữ Lập với chữ Thanh hay Thanh với tranh, đọc là Tĩnh (yên tĩnh); còn Tuệ Tĩnh trong bia ở chùa Giám là một người chỉ biết đi tu, không làm thuốc, ngoài hai chữ Tuệ Tĩnh là chức vụ của nhà chùa Sa môn Chân An Giác Tính Tuệ Tĩnh thiền sư. Chữ Tĩnh ở bia chùa Giám gồm có hai chữ bảng và tranh đọc là Tịnh (dấu nặng, có nghĩa là thanh tịnh). Bình thường chúng ta biết rằng cùng một chữ Tĩnh (dấu ngã), người gốc ở Thanh Hoá, Nghệ An hay ở một vùng nào đó đọc là Tịnh (dấu nặng), nhưng ở đây lại thành chuyên hai người khác nhau sống cách nhau tới ba thế kỳ. Năm tác giả đó đã nhấn mạnh đến lập luận này và “được một buổi họp của Viện Khảo cổ học thông qua, có công văn trả lời”, trong khi đó giáo sư Hà Văn Tấn, Viện trưởng viện Khảo cổ đã cùng chúng tôi đến khảo sát tại chỗ và đã thông báo trong Hội nghị hàng năm của Viện Khảo cổ, đồng thời viết trong tập “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992” một số kết luận mà chúng tôi đã viết trong NCLS tháng 1/1993. Chúng tôi đến Viện Khảo cổ học để xin đọc văn bản mà năm tác giả đã ghi trong bài viết.
Chúng tôi đã được đọc văn bản này gồm có 13 trang viết tay. Bản sao được gửi cho Viện y học dân tộc (VYHDT) vào tháng 7 năm 1986, vì văn bản này đã làm theo yêu cầu của VYHDT do cụ Lê Trần Đức đại diện phát biểu trong buổi họp hàng năm của Viện cũng như không thấy công bố trong các niên giám của Viện Khảo cổ học.
Theo nội dung của văn bản, sau Hội nghị hàng năm lần thứ 19, Viên Khảo cổ học (VKCH) có tổ chức một đoàn công tác hỗn hợp gồm các ông: Trịnh Cao Tưởng, Trưởng đoàn (VKCH), Phan Tiến Ba (VKCH), Chu Quang Trứ (Viện nghiên cứu nghệ thuật Bộ văn hoá), Nguyễn Thịnh (Bộ văn hoá) và Lê Hiệu (Đại học Sư phạm Hà Nội). Sau khi đến đền Bia, đền Thánh thuốc nam, chùa Giám và làm việc với Phòng bảo tổn bảo tàng Hải Hưng, Đoàn đã có một vài nhận định như sau: (Chúng tôi - Đỗ Tất Lợi - chỉ trích một số ý kiến có liên quan):
1. Các di tích thờ Tuệ Tĩnh đã được khảo sát cho đến nay chưa tìm thấy dấu vết nào chứng tỏ Tuệ Tĩnh đã sống và dựng chùa, xây dựng tháp, chữa thuôc ở thế kỷ XIV (đời Trần)... các di tích thờ Tuệ Tĩnh cũng như bản thân pho tượng có niên đại từ cuối thể kỷ XVII cho đến năm 1900… (Những chữ ở đây chúng tôi viết nghiêng vì trong văn bản chúng tôi gạch dưới).
2. Về tấm bia ở chùa Giám do nhà sư Như Ứng, hiệu Tuê Trảo cùng các hội chủ lập năm Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717) không có liên quan gì tới đại danh y Tuệ Tĩnh, ở đây rõ ràng là có sự nhầm lẫn giữa Tuệ Tĩnh - nhà sư kiêm nhà y dược học với Tuệ Tĩnh - nhà sư đứng chủ trì trong công việc hưng công xây dựng, đúc tượng Quan Âm 24 tay là do đọc không đúng âm của chữ... Cụ Lê Hiệu còn cho biết thêm rằng theo sách “Kế đăng lục” ghi chép thì vị sư tự là Chân Nguyên, hiệu là Tuệ Đăng (1653-1734), quê ở làng Tiên Liệt, huyện Thanh Hà, Hải Dương, sống cùng thời với vị sư chùa Giám, tự Chân An, hiệu Tuệ Tĩnh.
Chúng tôi xin lược phần cụ Lê Hiệu trình bày sự khác nhau giữa cách viết 2 chữ Tuệ Tĩnh và Tuệ Tịnh, vì trên phần mở đầu chúng tồi đã trình bày... ở tấm bia chùa Giám có khắc: Vị đứng đầu hưng công là Sa môn Chân An Giác tính Tuệ Tĩnh thiền sư, trong khi đó ở trang đầu HNGTYT lại ghi Hồng Nghĩa đường Trắng tử Vô dật túc thiền...
Về pho tượng, văn bản (tr.10) ghi: Tương truyền đây là tượng Tuệ Tĩnh thì các nhà nghiên cứu nghệ thuật đã khẳng định tượng được làm vào thế kỷ XIX... (nt tr.11), bên trong pho tượng có tờ yểm tâm... nếu đúng có tờ yểm tâm đó thật thi chữ Tuệ Tĩnh ở đây viết đúng với chữ Tuệ Tĩnh được in trong HNGTYT tái bản lần thứ nhất năm 1723... không giống với tên hiệu Tuệ Tĩnh đã thấy ở văn bia Vĩnh Thịnh, chùa Giám đã nói ở trên.
Như vậy văn bản còn lưu ở VKCH đã xác nhân:
1. Không có dấu vết nào chứng tỏ Tuệ Tĩnh sống và dựng chùa, xây tháp, chữa thuốc ở thế kỷ XIV.
2. Có hai Tuệ Tĩnh: Một Tuệ Tĩnh vừa là nhà sư vừa là thấy thuốc (dấu ngã), một Tuệ Tịnh chỉ làm sư không thôi (dấu nặng) còn có mặt ở Việt Nam từ 1706 đến 1713 và mất tại Việt Nam vào năm Quý Tỵ (1713).
Muốn trả lời câu 2, chúng ta phải tìm đến quê hương của người viết và khắc bia ở chùa Giám. Đó là một điểu rất khó thực hiện trong điều kiện hiện nay. Chúng ta thử dùng lời văn để phân biệt về hai vị sư đều mang tên Tuệ Tĩnh. Như chúng ta đã biết, Tuệ Tĩnh vừa làm sư vừa làm thuốc có một niềm tự hào về đất nước Việt Nam thổ hiện qua những câu sau đây:
“Tôi tiên sư kính đạo tiên sư
Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”
(“Phú thuốc Nam").
“Thiên thư riêng định cõi Nam
Thổ sản, khác nhiều đất Bắc”.
(“Phú thuốc Nam" viết bằng chữ Hán).
Người ta thường xem đấy như là “Tuyên ngôn” về thuốc của Tuệ Tĩnh, chưa có người thứ hai nào nói lên niềm tự hào này về thuốc Nam như ông. Bây giờ chúng ta thử xem lời văn trên bia ở chùa Giám của nhà sư Như Ứng. Trước hết cần xem Như Ứng là học trò của ai?
Theo “Việt Nam Phật giáo sử luận” (tập 2), sư Minh Hành (có lẽ là thầy của các nhà sư mang pháp danh có chữ đầu là Chân như: Chân An; Chân Nguyên...) khi mất đi có để lại một bài kệ truyền pháp như sau:
“Minh Chân Như Tĩnh Hài...”. Đây là câu đầu trong 4 câu kệ, và các chữ ở bài kệ này được dùng để đặt pháp danh cho những thế hệ kế tiếp của phái Lâm Tế ở Đàng ngoài (miền Bắc). Qua bài kệ này, chúng ta biết Tuệ Tĩnh là học trò của Minh Hành và Như Ứng là học trò của Chân An, tức Tuệ Tĩnh. Nhưng đây là Tuệ Tĩnh nào? rất may là Tuệ Tĩnh vừa làm sư vừa làm thuốc có một niểm tự hào về đất nước, về nguồn thuốc Nam thể hiện trong lời văn không thể pha trộn được như trên đã dẫn. Như Ứng là học trò của ông chắc cũng bị ảnh hưởng, tuy chưa sâu sắc lắm, chúng ta hãy đọc đoạn văn sau đây trong sách thuốc của Tuệ Tĩnh:
“Dục huệ sinh dân...
Tiên tầm thánh dược
Thiên thư Việt định Nam bang
Thổ sản hữu thù Bắc quốc …”
(Tuệ Tĩnh - “Trực giải chỉ Nam dược tính phú”).
Cũng ý ấy, chúng ta hãy đọc Như Ứg trong văn bia: “Thương nước Việt được định bởi sách trời như đất Trung Hoa, là nước văn minh, đời đời thờ phật, lộc nước dài lâu...”.
Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu tại sao ở cây “Hương đá” do Tuệ Tĩnh dựng năm 1706 cũng như trên bia của chùa Giám do nhà sư Như Ứng dựng năm 1717, không thấy ghi thêm những biệt danh khác của Tuệ Tỉnh như Thận Trai, Vô Dật, Tráng Tử? Nội dung của bài “Phú thuốc Nam” cho chúng ta biết khi soạn bài phú này, Tuệ Tĩnh chưa có chức vụ nào quan trọng ở chùa, cho nên chỉ dám nhận mình là “sãi”. Khi ấy Tuệ Tĩnh còn ở chùa Hộ Xá thuộc huyện Giao Thuỷ, chắc là còn trẻ lắm. Chỉ là một chú “sãi”, học được của “thầy” nghề chữa bệnh bằng thuốc Nam, mà thuốc Nam không phải chỉ dùng cây cỏ, mà phải dùng những con vật, phải sát sinh, giết chóc, cho nên chắc chắn ông không tránh khỏi bị nhiều người chỉ trích, chê bai. Bởi thế Tuệ Tĩnh phải lấy biệt danh là “Thận Trai”, nghĩa là thân trọng trai giới. Rồi chắc có người lại chê bai ông viết sách, làm thơ phú để làm gì nên Tuệ Tĩnh đã trả lời là “Vô Dật”, “Tráng Tử” (không thể ngồi rồi, tôi đành là một người khờ dại). Đến một độ tuổi nào đấy, Tuệ Tĩnh được đề bạt và giao trách nhiệm xây dựng chùa Giám. Lúc đó Tuệ Tĩnh chỉ chăm chú vào việc xây dựng chùa, tô tượng, đúc chuông... cho nên trước hết là Tuệ Tĩnh (trong cây “Hương đá”) sau đến Như Ứng (trong bia ở chùa Giám) chỉ kể lại công đức của thầy vào việc tô tượng đúc chuông, còn việc dùng thuốc chữa bệnh thì không cần nhắc đến nữa. Hiện nay chúng ta không có tài liệu nào chứng tỏ sau khi Tuệ Tĩnh được giao trách nhiệm xây dựng chùa Giám thì tại đây ổng có tiếp tục làm thuốc như khi còn ở chùa Hộ Xá hay không, cũng như sau khi Tuệ Tĩnh mất năm 1713, phong trào dùng thuốc Nam do Tuệ Tĩnh đề xướng còn mạnh, yếu như thế nào; nhưng sách “Đại Nam Thực lục. Chính biên” - đệ tam kỷ, quyển 11 cho biết và chúng tôi đã nói ở trên, cùng với những truyền thuyết vô lý tới mức độ vua Thiệu Trị phải ra lệnh cấm chỉ việc lễ bái và xin thuốc.
Qua nội dung của tấm bia ở chùa Giám, cộng với nội dung của đoạn văn trong “Đại Nam Thực lục. Chính biên” vừa trích ở trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
1. Truyền thuyết về Tuệ Tĩnh bắt đầu xuất hiện vào năm 1846, sau khi Tuệ Tĩnh đã mất được hơn 130 năm.
2. Trong báo cáo của xã, huyện, tỉnh về tình hình nhân dân ta đến lễ bái, xin thuốc ở khu vực đền Bia thuộc xã Văn Thai là nhằm mục đích xin phong thần cho Tuệ Tĩnh. Nhưng xét thấy có nhiều điều quá đáng không có thật nên vua Thiệu Trị đã nổi giận hạ lênh cấm việc lễ bái, bắt đục chữ ở bia, bỏ tù bia (cho vào kho cất đi), trong sử ghi là ngoa truyền. Chỉ tiếc rằng toàn bộ hồ sơ về vụ Đền Bia được lưu trữ trong “Châu bản triểu Nguyễn” đều đã bị thất lạc cho nên chúng ta đã mất quá nhiều thời gian vào việc tìm sự thật trong truyền thuyết về Tuệ Tĩnh.
Trước Cách mạng tháng 8, nhân dân ta chỉ biết về Tuệ Tĩnh, ít biết về Lãn Ông. Ngay nhà thư mục học Việt Nam nổi tiếng là ông E.Gaspardone cũng đánh giá cao về Tuệ Tĩnh: “Có thể nói không quá đáng ràng Tuệ Tĩnh là người sáng lập thực sự ra nghề thuốc ở Việt Nam, về sau Lãn Ông chỉ là người tuyên truyền rất có hiệu quả cho nghề này. Thực tế Tuệ Tĩnh luôn luôn được coi là vị thánh thuốc Nam, người thầy của những người hành nghề y dược cổ truyền Việt Nam. Chùa Hồng Vân đã được dựng lên để thờ Tuệ Tĩnh”. Nhưng sau Cách mạng tháng 8, chỉ có Lãn Ông mới được Ngành y ở nước ta hàng năm tổ chức lễ kỷ niêm, và cứ 5 năm một lần cả nước ta lại tổ chức kỷ niệm Lãn Ông, trong khi đó Tuệ Tĩnh hầu như ít được nhân dân ta nhắc đến.
Với bài viết này, một lần nữa tôi cho rằng Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh đã sống và hoạt động trong lĩnh vực Y Dược học cổ truyền Việt Nam vào cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII.
Ghi chú:
Một số bia đời Lê liên quan đến Tuệ Tĩnh mới phát hiện từ 1992-1996.
1) Trùng tu Nghiêm Quang Tự, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 17 (1697).
2) Tạo đình thiết bi, niên hiệu Chính Hoà nắm thứ 21 (1701).
3) Trú tạo phật tượng bi, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 24 (1704).
4) Thiên đài, niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 2 (1706).
5) Nghiêm Quang Tự, niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 13 (1717).
(*) Phong thần phải có đỗ đạt nên thêm vào Đậu hoàng giáp ở thế kỷ XIV Vua và triều đình mới phê là Ngoa truyền.
Hai tài liệu để tham khảo thêm:
(TUỆ TĨNH) TÀI LIỆU 5.1
(Theo Dương Quảng Hàm “Việt Nam văn học sử yếu” biên soạn và in lần đầu vào 6-1941 tại Hà Nội). Ở đây dựa theo bản in lần thứ 10 tại Sài Gòn do Trung tâm học liệu Sài Gòn (1968).
Tra chữ Tuệ Tĩnh ở “bảng kể tên các tác giả và tác phẩm có nói đến ở trong sách” từ 478-492 sẽ đọc được ở tr.489.
Tuệ Tĩnh 223 (22) nhưng khi tra phải tìm đọc ở tr.237 dòng 7.
Vua Trần Thái Tông cũng như nhiều vị vua khác đời Trần sau khi thoái vị đi tu và nghiên cứu phật học Ngài có soạn ra cuốn “Khóa hư lục” dạy về đạo hư không (22).
Tra chữ (22) cùng trang sẽ đọc thấy.
(22) quyển này do vị sư Thận Trai (Pháp hiệu Tuệ Tĩnh tức Vô Dật ở vào giữa thế kỷ XVII về đời nhà Lê dịch ra quốc âm và đã khắc in năm 1830 - Minh Mệnh thứ 21).
(TUỆ TĨNH) TÀI LIỆU 5.2
(Trích từ “Thành ngữ, Điển tích, Danh nhân, Từ điển” tổng hợp trên 10.000 thành ngữ, 5.000 điển tích rút trong hàng trăm bộ sách nổi tiếng giáo sư Trịnh Văn Thanh biên soạn. NXB “Hồn thiêng” quyển 2 tr.1257-1258 Gia Định 7-7-1697 tại miền nam trước giải phóng). Cho đến nay chúng tôi chưa tim thấy được tác giả đã trích đoạn tài liệu này từ đâu (ĐTL).
Một vị danh sư và cũng là người đầu tiên dạy nghề thuốc ở nước ta, sinh sống vào khoảng cuối đời nhà Đinh và đời nhà tiền Lê.
Khi chưa xuất gia, ông nổi tiếng là người thông minh, trí tuệ. Người làng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Ninh Giang thuộc huyện Hài Dương (Bắc phần). Đã có lần vua. Đinh Tiên Hoàng mới ông ra làm quan, nhưng ông khước từ. Sau thấy vua quyết bắt ép, ông liền trốn vào chùa Hồng Vân (phủ Đa Phúc tỉnh Phúc yên). Nhưng không bao lâu bị bại lộ, ông phải lánh sang Tầu, tu tại chùa Vạn Phúc. Nơi đây ông được vị danh y về nha khoa là Vương quan Thanh truyền cho nghề chữa thuốc. Sau hơn 10 năm trời trì chí học hành, ông được họ Vương tận tình chỉ bảo, sau đó ông xin trở về nước.
Tại chùa Hồng Vân, ông đã cứu chữa cho nhiều người lành bệnh, ông còn truyền nghề thuốc lại cho một số môn đê. Chính ông đã chữa lành bệnh răng cho vua Lê Trang Tôn (con Lê Hoàn -1005, theo T.1. Kim tr.94).
Khi sư Tuệ Tĩnh viên tịch, vua Lê truyền lập đền thờ. Ông còn truyền lại tập sách y học tên là Nam dược ghi chép những điều nghiên cứu về dược tính của nhiều thứ thuốc Nam.
Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi
Nhận xét
Đăng nhận xét