Còn gọi là hống.
Tên khoa học Hydrargyrum.
A. Nguồn góc và tính chất
Trong thiên nhiên, thủy ngân hoặc ở trạng thái tự do (rất hiếm), thường ở trạng thái kết hợp dưới dạng chu sa hay thần sa (Cinabre-SHg).
Khi đun chu sa hay thần sa ta sẽ được thủy ngân. Hiện nay, ta vẫn còn phải nhập thủy ngân và các chế phẩm của thủy ngân từ nước ngoài.
Thủy ngân là một kim loại độc nhất có trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường. Tỷ trọng của thủy ngân rất nặng, gấp 13,6 lẫn nước. Ở nhiệt độ thường dễ chia thành hạt nhỏ, ở nhiệt độ cao thường bay hơi.
B. Công dụng và liều dùng
Đông y dùng thủy ngân nguyên chất hoặc chế thành khinh phấn (calomel), hồng thăng (HgO) (xem các vị này).
Theo tài liệu cổ, thủy ngân có vị cay, tính hàn (lạnh) và có độc, có tác dụng sát trùng. Chữa mụn nhọt, giang mai, trừ ghẻ lở, nhiệt độc, làm trụy thai, có khi dùng chữa chấy trên đầu tóc. Thường chỉ dùng ngoài.
Đơn thuốc có thủy ngân
1. Chữa chấy: Thủy ngân hòa với sáp ong, sát lên đầu tóc.
2. Chữa bạnh điến:Dùng thủy ngân giã nhỏ với lá trầu không mà bôi lên.
Thuốc cố độc dùng phải cẩn thận.
Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi
Nhận xét
Đăng nhận xét