Tên khác: Thị đế - Thị đỉnh - Mác hồng (Tày).
Cách trồng: Được trồng bằng hạt hay chiết cành vào mùa xuân.
Bộ phận dùng: Quả hồng tươi hay khô (mứt hồng), tai hồng khô.
Thu hái, chế biến: Tháng 9-10 hái quả chín có màu vàng hay đỏ sâm để tươi (hồng thị) hay phơi khô (thị sương), khi ăn thu lấy tai (thị đế) phơi khô.
Cách chế thị sương: Dùng quả hồng đã chín ép cho bẹp lại, ngày phơi nắng, đêm phơi sương, đến khô cho vào lọ đậy kín sẽ lên men trắng như sương, gọi là thị sương.
Công dụng:
- Quả hồng chín tươi hay khô có tác dụng bổ dưỡng, hạ huyết áp, tiêu đờm.
- Tai hồng chữa ho, nấc, đái đêm.
Liều dùng:
- Quả hồng …………………………… 2-3 quả/ngày
- Thị đế ………………………………. 6-8g/ngày
BÀI THUỐC ỨNG DỤNG
Bài 1.
Chữa huyết áp cao (giai đoạn đầu); bổ ngũ tạng; ho đau cổ họng; khô cổ họng; xót dạ dày - ruột.
Thị sương ……………………………. 2-3 quả
Chia 2-3 lần ăn trong ngày
Bài 2.
Chữa đây bụng nấc
Tai hồng sao vàng ……………………… 6g
Võ quýt (trần bì) sao vàng ……………… 6g
Thanh bì sao vàng ………………………. 6g
Gừng tươi ……………………………….. 8g
Sắc với 100ml nước, còn 50ml chia 2 lần uống trong ngày.
Trích từ nguồn: CÂY QUẢ CÂY THUỐC - VỤ Y HỌC CỔ TRUYỀN (BỘ Y TẾ)
Xem thêm: CHỮA HO HEN - Thị Đế (Hồng)
Nhận xét
Đăng nhận xét