‘Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim..’
(Hữu Loan)
Cây Sim, Rhodomyrtus tomentosus, thuộc họ thực vật Myrtaceae được gọi tại Anh Mỹ là Ceylon Hill Cherry, Hill gooseberry, Downy Myrtle.. ngoài ra còn có những tên khác như Nanking Cherry, Mongolian cherry.. Tại Trung Hoa sim được gọi là Đào kim nang (Tao-jin-niang). Sim mọc hoang tại các vùng đồi trọc tại các khu vực núi non hay đồng bằng.
Cây Sim có nguồn gốc tại Trung Á, nhưng sau đó đã được thuần hóa tại Nhật, Triều Tiên và rồi đến các vùng phía Tây Trung Hoa, đến tận Turkestan (Nga sô). Cây thích hợp với khí hậu mát lạnh, đất khô cằn..
Sim được đưa vào Bắc Mỹ năm 1882, và được ưa thích ngay vào giai đoạn du nhập, nhưng đến giữa thế kỷ 20, thì hầu như bị quên lãng..
Cây thuộc loại tiểu mộc, có thể mọc thành bụi, cao 1-3m. Lá mọc đối có phiến dầy, mép lá nguyên, phiến lá có 3 gân, mặt dưới có lông mịn. Hoa mọc đơn độc hay từng nhóm 3 chiếc ở nách lá. Hoa màu hồng tím. Quả mọng màu tím xậm, đường kính cỡ 12mm, chứa nhiều hạt. Cây ra hoa vào các tháng 4-5 và ra quả trong các tháng 8-9. Đài hoa nhiều khi còn dính lại với quả.
Thành phần hóa học:
Toàn cây chứa Betulin và Lupeol; vỏ thân chứa 19% tanin.
Quả Sim chứa: (100 gram)
- Nước ...................... 85 %
- Chất đạm: .............. 0.6 g
- Chất béo: ............... 0.2 g
- Carbohydrates: ..... 10.7 g
- Chất sơ: ................ 5.6 g
- Các khoáng chất:
+ Calcium ............... (40mg),
+ Phosphorus .......... (15mg),
+ Sắt ....................... (0.9mg).
- Các vitamins:
+ A (74 1U), Thiamine .... (0.07mg),
+ Riboflavin ..................... (0.04mg),
+ Niacin ........................... (0.3mg).
- Các acid và đường hữu cơ.
Dược tính và cách sử dụng:
Rễ, lá và quả Sim được dùng làm dược liệu trong Y học cổ truyền Việt Nam và Trung Hoa.
Tại Trung Hoa: Cây được ghi chép trong Bàn thảo cương mục thành 2 vị thuốc: quả là Đào kim nang (Tao-chin-niang) hay Sơn niệm tử (shan-nien-tzu) còn rễ là Sơn niệm căn.
Sim được xem là có vị ngọt/chát, tính bình.
- Rễ: có tác dụng ‘khu phong, hoạt lạc’, thu liễm và chỉ tả; được dùng để trị sưng bao tử cấp tính, ăn không tiêu, sưng gan, đau nhức do phong thấp..
- Lá: có tác dụng thu liễm, chỉ tả; cũng dùng để trị sưng bao tử, ăn không tiêu, dùng đắp ngoài để trị xuất huyết.
- Quả: có tác dụng bổ huyết, dùng trị thiếu máu khi có thai, suy nhược sau cơn bệnh, an thai.
Vài phương thức sử dụng:
Để trị thiếu máu, mặt tái, môi lạnh, tay chân lạnh, hay choáng váng, chóng mặt: Dùng 15 gram quả khô, 15 gram long nhãn nhục, 30 gram đường phèn. Nấu lửa nhỏ đến chín. Ăn 1 hay 2 lần mỗi ngày.
Giúp mau hồi phục sau cơn bệnh: Dùng 30 gram quả khô, 30 gram thịt heo nạc và 2-3 quả táo tàu. Thêm nước, nấu đến chín. Ăn mỗi ngày.
Trị đau hay loét bao tử, sưng ruội và kiết ly: Dùng 60 gram quả khô, thêm nước, hấp đến chín nhừ và chắt lấy nước. Uống mỗi ngày 1-2 cups, buổi sáng khi thức dậy, và khi đi ngủ. Uống trong 20 ngày.
Trị tiêu chảy nơi trẻ em: Sao đến cháy đen 30 gram quả khô. Đun nhỏ lửa trong nước đến chín. Uống ngày 3 lần.
Xuất tỉnh, Ù tai, Choáng váng và mất ngủ: Dùng 60 gram quả khô, một quả trứng, 30 gram đường vàng, và lượng vừa đủ rượu trắng (vodka hay sake). Hầm nhỏ lửa đến chín. Uóng hết một lần trước khi đi ngủ.
Cách chế tạo Đậu Nhân tửu (Dou Ren wine): Lẫy 500 gram quả khô ngâm trong 1 lit rượu trắng (hay vodka, sake) trong 10 ngày, mỗi ngày lắc, trộn một lần có thể dùng làm rượu khai vị.
Tài liệu sử dụng:
- Medicinal Plants of China (J. Duke & E. Ayensu).
- Fruits as Medicine (Dai Yin-fang & Liu Cheng-jun).
Bài viết trích từ nguồn: Tự Điển Thảo Mộc Dược Học - DS. Trần Việt Hưng
Xem thêm: Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng - Cây Sim
Nhận xét
Đăng nhận xét