Chuyển đến nội dung chính

SU SU - Cây rau bị bỏ quên?

SU SU (Sechium edule-Cucurbitaceae) - Cây rau bị bỏ quên?
Trong số các cây rau Su-su có lẽ là cây rau tuy khá thông dụng nhưng lại rất ít người chú ý đến các đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của cây.

Su-su hay Chayote được xếp vào các cây nhóm bầu bí (squash), có nguồn gốc tại Mexico, Brazil (?) và vùng Trung Mỹ (tên phái xuất từ tiếng Axiec Nahualt: ‘chayotl’)..

Cây có lẽ được đưa sang trồng tại đảo Reunion từ 1836 và từ đây du nhập vào các nước miền Nam Châu Âu (Cây được đưa đến Algeria vào giữa thế kỷ 19 và sau đó đến Pháp, để được gọi là chrisiophene hay brionne) và sau đó sang các vùng nhiệt đới như Ấn độ, Indonesia, NewZealand. Tại Việt Nam, su-su được trồng tại các vùng có khí hậu mái như Đà lạt, Tam đảo, những nơi có nhiệt độ thích hợp 10-12 độ C.

Tại Hoa Kỳ, su-su được trồng nhiều nhất ở các tiểu bang Louisiana, Florida, tuy nhiên đa số su-su bán trên thị trường được đưa đến từ Cosia Hica và Puerto Rico (Theo USDA khoảng 38 triệu pounds su-su được đưa vào Mỹ năm 1996, tăng từ 20 triệu năm 1990 và 5 triệu năm 1980..).

Tên khoa học và các tên thường gọi:

Sechium edule thuộc họ thực vật Cucurbitaceae.

Tên thường gọi: Custard marrow, Choco, Vegetable pear, Mango squash, Mirliton (tại Louisiana), Christophine (tại Trinidad), Pepinello, Sousous, Chocho, Chuchu, Pear apple, Vegetable pear.

Tại vùng phía Nam nước Ý, su-su có tên là cocuzza a centanaia (cây bầu bí gia tắng hàng 100 lần, có lễ để chỉ khả nắng sinh sôi nẩy nở của cây).

Đặc tính thực vật:

Su-su thuộc loại dây leo sống lâu năm có thể cao 1-1.5 m, rễ phình ra thành củ. Cây có lá to, bóng, hình chân vịt chia làm 5 thùy, có tua cuốn chia làm 3-5 nhánh. Hoa nhỏ, màu vàng, đơn tính mọc cùng gốc. Hoa đực mọc thành chùy, hoa cái mọc đơn độc nơi nách lá. Hoa được các nhà trồng tỉa xếp vào loại cho mậi rất ngợi. Quả mộng thịt hình trái lê có cạnh lồi và sần sùi, vỏ ngoài có màu thay đổi từ kem nhạt trắng đến xanh lục đậm, trong chứa 1 hại lớn, cỡ 0.25-0.50 cm hình cầu, hạt có thể mọc mầm bên trong quả chín. Quả từ hoa cái có da láng và được ưa thích hơn so với quả từ hoa đực có những gai nhỏ. Quả non và nhỏ, không cần lội vỏ, có vị ngon hơn quả già và lớn (càng già vị càng nhạt đi, và cần lột vỏ khi sử dụng). Quả trung bình năng từ 200 đến 450 gram. Cây su-su cho nắng suất khá cao: mội cây có thể cho hàng trắm quả.

(có tài liệu cho rằng su-su gai và su-su trơn là do ở 2 giống khác nhau)

Thành phần dinh dưỡng:

100 gram phần ăn được chứa:
SU SU (Sechium edule-Cucurbitaceae) - Cây rau bị bỏ quên?
Về phương diện dinh dưỡng: Su-su cung cấp ít calories, thích hợp cho người tiểu đường, béo phì. Su-su cũng chứa ít sodium và nhiều poiassium, nhiều chất sơ (100 gram cung cấp khoảng 15 gram chất sơ dinh dưỡng) nên thích hợp cho người cao huyết áp, táo bón.

Những nghiên cứu về dược tính của Su-su:

- Nghiên cứu tại ĐH Wasi Indies, Kingsion (Jamaica) ghi nhận các dịch chiết từ vỏ ngoài và từ phần thịt của quả su-su khi chích cho chuột đã bị gây mê, tạo ra mội tác dụng hạ huyết áp (khoảng 23mm Hg), và không gây ảnh hưởng trên nhịp tim. Hoạt tính hạ huyết áp có lẽ không do ở ảnh hưng trên các bắp thịt cơ tim (West Indian Medical Journal Số 49-2000).

- Dịch chiết Su-su có hoại tính ức chế khá mạnh khả nẵng gây biến chủng của 2-amino-3-methyl-imidazol [4,5-f] quinoline trên vi khuẩn Salmonella typhimurium TA 98. Hoạt tính này giúp những người ăn su-su có thêm khả nẵng ngừa vài loại ung thư (Food Chemistry and Toxicology Số 39-2001).

- Nghiên cứu tại BV S. Giuseppe, Milano (Ý) ghi nhận chế phẩm Bionormalizer (chế tạo do lên men đu đủ, su-su và pennsetum purpureum) có khả nẵng cải thiện độ nhớt, độ thẩm lọc của máu nơi những người nghiện rượu. Các hoại tính này giúp bệnh nhân nghiền rượu mau phục hồi được các chức nắng huyết-học (Hepatogastroen terology Số 48-2001).

Vài phương thức sử dụng:

- Su-su, khi mua về nên sử dụng càng sớm càng tốt vì tồn trữ trong tủ lạnh, quả sẽ thay đổi sau 1 tuần, tạo ra mội vị mốc mất ngon. Thịt của quả màu xanh nhạt có độ dòn và vị được xem là pha trộn giữa dưa leo, zucchini và su-hào. Su-su non có vị ngọt hơn và cần lột vỏ trước khi đun nấu. Khi lột vỏ nên lội dưới vòi nước đang chảy để tránh có thể bị ngứa do nhựa của quả).

- Có thể dùng đọt non, lá làm rau.

- Hột su-su, có thể ăn được sau khi nấu chín, có vị tương tự như đậu ngự (đậu lima) pha trộn với hạnh nhân.

- Rễ củ khá lớn và sốp có khi nặng đến 10kg, có vị như khoai mài.

- Lá su-su được xem là có tác dụng ‘thanh nhiệt, tiêu thũng’ nên có thể dùng để trị mụn nhọt, làm ‘mát’ cơ thể.

- Tại vùng Nam Trung Hoa, su-su được gọi là Phật-thủ qua do hình dạng của quả giống như một bàn tay nắm lại có những vết lồi lên như nắm đấm. Người Hoa hay dùng su-su nấu với thịt heo làm canh dinh dưỡng giúp trị những trường hợp suy nhược, cơ thể mất sức.

Tài liệu sử dụng:

- Whole Foods Companion (Diane Onstad).

- Uncommon Fruits & Vegetables (E. Schneider).

- The Oxford Companion to Foods (Alain Davidson).

- Prevention Magazine’s Nutrition Advisor.

- The Visual Food Encyclopedia (Quebec/Amerique).

Bài viết trích từ nguồn: Tự Điển Thảo Mộc Dược Học - DS. Trần Việt Hưng


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHOAI NƯA

Khoai nưa hay Khoai na - Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicols, = A. campanulatus (Roxb.) Blume ex Decne, thuộc họ Ráy - Araceae. Cây thảo sống lâu năm, có thân củ nằm trong đất; củ hình bán cầu, rộng đến 20cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt như củ khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau khi đã có hoa, thường chỉ có một lá có cuống cao tới 1,5m được gọi là dọc (cọng) dọc màu xanh sẫm có đốm bột; phiến chia làm 3 nom tựa như lá Ðu đủ. Cụm hoa gồm một mo to màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong màu đỏ thẫm, bao lấy một bong mo là một trục mang phần hoa cái ở dưới, phần hoa đực ở trên. Khoai nưa phân bố ở Ấn độ, Myanma, Trung quốc, Việt nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, khoai nưa mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được bà con nhiều địa phương đem về trồng từ lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh Lạng s...

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.