Chuyển đến nội dung chính

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÂY, QUẢ LÀM THUỐC PHỔ BIẾN NHẤT

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÂY, QUẢ LÀM THUỐC PHỔ BIẾN NHẤT

Trong y học dân tộc có rất nhiều cây, rau, hoa quả vừa dùng để ăn, để làm gia vị, vừa dùng làm thuốc. Dưới đây, chúng tôi sưu tầm và giới thiệu một số cây, quả được dùng phổ biến qua kinh nghiệm của nhân dân lâu đời để làm thuốc phòng bệnh, chữa bệnh hoặc bổ dưỡng cơ thể. Đa số các cây, quả này đã được y học hiện đại xác nhận tính chất bổ dưỡng của chúng, nhiều nước trên thế giới cũng sử dụng. 

Tỏi đã được nhiều nước biết đến để làm thuốc từ xa xưa ở Ai cập, La mã, Hy lạp, Trung quốc. Tỏi là loại gia vị dùng hàng ngày trong các bữa ăn. 
Ngày nay Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) đã công nhận giá trị làm thuốc của tỏi. Trong tỏi có 2 chất quan trọng: phioncid là kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn và hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng côletxtêron bám vào thành mạch máu gây xơ mỡ động mạch. TCYTTG đã xác định tỏi chữa 4 nhóm bệnh: 
- Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương khớp). 
- Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thu). 
- Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản). 
- Tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm loét tá tràng dạ dày). 
Đến 1983, các nhà nghiên cứu Nhật bản bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: 
- Trĩ nội, trĩ ngoại. 
- Tiểu đường. 
Nói chung rất nhiều nhà khoa học ở nhiều nước đã ca tụng tác dụng kỳ diệu của tỏi trong phòng bệnh và chữa bệnh. Ở Trung quốc có phương pháp chữa bệnh đau dạ dày bằng cách uống tỏi tươi giã nát ngâm với rượu là một phương pháp dân gian có từ hơn 5000 năm trước. 
Giới thiệu tóm tắt vài công thức pha chế tỏi làm thuốc: : 

Rượu tỏi: 
Tỏi khô 50g, bóc vỏ, thái nhỏ, cho vào lọ sạch. Đổ vào 100ml rượu trắng (loại 45 độ như rượu Lúa mới của ta). Nút chặt lọ, ngâm 10 ngày, thỉnh thoảng lại lắc lọ. Rượu sẽ chuyển mầu vàng đến ngày thứ 10 thì có màu vàng nghệ. Cách dùng: Mỗi lần 40 giọt pha với ít nước. Ngày uống 2 lần: sáng trước khi ăn sáng và tối trước khi ngủ. 50g tỏi uống trong 20 ngày thì hết. Làm tiếp tục để uống nhiều tháng, nhiều năm. Người không uống được rượu hoặc kiêng rượu vẫn uống được vì mỗi lần uống 40 giọt là một lượng rượu không đáng kể. Tác dụng của rượu tỏi: phòng ngừa và chữa được các bệnh đã nói ở trên. 
Nhiều người đã áp dụng bài thuốc rượu tỏi này, đều công nhận có hiệu quả cao, nhất là phòng ngừa tốt cảm cúm, rối loạn tiêu hoá... 
Chữa ho có đờm: 10g tỏi khô ngâm 50ml rượu trắng ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 giọt, pha với nước đường. 
Chữa cảm cúm: 2 g tỏi khô hoặc 4 g tôi tươi, nấu cháo gạo, ăn nóng, sau đó đắp chăn cho ra mồ hôi. Nước tỏi nhỏ mũi chữa ngạt mũi, viêm niêm mạc mũi. 
Chữa ung nhọt, áp xe viêm tấy: Giã đập tỏi tươi đắp vào chỗ nhọt, áp xe không quá 15 phút mỗi ngày, làm trong 2-3 ngày. Không đắp lâu quá 15-20 phút vì dễ bị bỏng da. 

Hành là gia vị trong bữa ăn hàng ngày, dùng lá và củ. Hành củ có tác dụng tăng cường chức năng của tuyến bài tiết và giảm táo bón, tăng lực. Hành củ dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa cảm sốt, nhức đầu. Ở Ấn độ người ta con dùng hành như một gia vị tăng khả năng tình dục. 
Thành phần hoá học trong hành có phi-tin, axit malic, alynsunfit, tinh dầu. 
Công dụng của hành (cả củ và lá): làm thuốc kích thích thần kinh, tăng tiết dịch vị, sát trùng đường ruột. Khi cảm mạo nhức đầu, ngạt mũi dùng hành giã nát, thêm nước sôi vào rồi xông, hoặc cho vào cháo nóng để ăn. Ngày dùng 30-60g hành củ tươi. 
Bài thuốc chữa cảm mạo, nhức đâu, ngại mũi: 30g hành củ tươi, 10g gừng sống, 10g chè hương, 300ml nước, đun sôi và giữ sôi 15 phút, uống khi đang nóng, sau đắp chăn cho ra mồ hôi. 
Cháo giải cảm: Nấu cháo loãng, khi cháo còn đang nóng cho thêm 3 củ hành sống, 3 lát gừng tươi, 10g tía tô, thêm ít muối, có thể thêm 1 quả trứng gà, ăn lúc cháo còn nóng. 

Củ nghệ không những là gia vị quý mà còn là vị thuốc hay được nhiều nước công nhận. Trong chế biến thực phẩm nghệ còn dùng nhuộm màu các thức ăn. Từ xưa, các cụ đã dùng nghệ làm thực phẩm bổ dưỡng khí huyết cho phụ nữ sau sinh đẻ như xôi nghệ, thịt lợn, thịt gà nấu nghệ... Phân tích các thành phần trong củ nghệ thấy có các hoạt chất chính là chất màu curcumin 3%, tinh đầu 1-5, lipit, gluxit, canxi... Gần đây trong vài công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới, người ta đã chú ý chất cureumin trong nghệ có tác dụng huỷ diệt tế bào ung thư vào loại mạnh với cơ chế phá huỷ từng bước (apoptosis), nghĩa là làm vô hiệu hoá và ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư mới mà không ảnh hưởng đến các tế bào lành tính. Ngoài tác dụng chống ung thư, bột nghệ còn giúp phòng ngừa, chữa trị các thương tổn bên trong hệ tiêu hoá, giúp hàn gắn các vết loét trong dạ dày, hoành tá tràng, đại tràng, thiểu năng gan mật, góp phần loại bỏ côletxteron máu, điều hoà huyết áp, bảo vệ hồng cầu, làm da hồng hào, tăng lực. 
Nghệ đuợc dùng làm thuốc cho phụ nữ sau sinh đẻ, đau bụng, bế kinh, các thương tích bị ứ huyết, chướng bụng, tích kết, viêm loét dạ dày, vàng da, làm thuốc bôi ngoài giúp chóng lên da non và chống sẹo. 
Có rất nhiều bài thuốc có vị nghệ, nhưng chỉ sưu tầm một số bài thuốc có nghệ đơn giản (không kết hợp với nhiều vị thuốc khác), đã được nhiều người dùng có kết quả: 
- Dùng nghệ 1-6g đưới dạng bột hoặc sắc chia làm 2-3 lần uống trong ngày chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, phụ nữ đau bụng sau khi sinh đẻ
- Phụ nữ đẻ xong thiếu máu: lấy 500g gạo nếp, vo sạch, hong khô, lấy vài củ nghệ giã nhỏ, thêm nước, gạn bỏ bã rồi ngâm nếp. Đem ngâm nước nghệ, ngày vớt ra phơi, liên tục trong 5-7 ngày, sau đó phơi khô. Rồi đem rang lên (rang mỗi lần đủ ăn 2-3 ngày), ăn như bỏng, có thể thêm đường tuỳ thích. 
- Chữa chứng đổ máu cam, thổ huyết: củ nghệ thái mỏng, phơi khô, tán bột, ngày uống 6-8g. 
- Chữa táo bón: bột nghệ trộn với nhựa mủ của cây vú bò vừa đủ để làm thành viên bằng hạt táo nhỏ, người lớn ngày uống 3 viên, trước bữa ăn. Ngày uống 1-2 lần. 
- Chữa cảm lạnh, nghẹt mũi: dùng nghệ khô đốt lên hít lấy khói sẽ làm thông mũi. 
- Bột nghệ phối hợp với mật ong làm thuốc chữa viêm loét dạ dày, liều dùng 3-6g ngày. 
- Chữa bỏng: dùng nghệ tươi giã nhỏ, vắt lấy nước trộn với dầu vừng (hoặc dầu lạc, dầu sở), nấu sôi lên, để nguội, bôi lên vết bỏng 1-2 lần ngày. 
Bên Ấn độ nhân dân dùng nghệ làm thuốc bổ và lọc máu bằng cách trộn bột nghệ với đường cát hoặc mật ong, pha với nước sôi để uống. Họ còn dùng bột nghệ hoà vào sữa ấm ngày uống một ly (một ly sữa ấm pha một thìa cà phê bột nghệ), uống liền trong một tháng để chữa suy nhược thần kinh. 

Củ cải là loại rau củ làm làm thức ăn, nhưng lại là vị thuốc tốt dùng chữa bệnh. Trong củ cải có nước (93%), đường, muối khoáng (canxi, phôtpho, sắt, mangah...), các vitamin nhóm B, vitamm C, vài loại axit amin. Trong y học cổ truyền, củ cải dùng chữa các bệnh đường hô hấp (ho, hen suyễn, đau tức ngực, khản tiếng. ho ra máu), bệnh tiêu hoá (ợ chua, đau vùng thượng vị, nôn, ăn không tiêu, táo bón, viêm lở miệng), bệnh đường tiết niệu (tiểu rất buốt, đục), huyết áp cao, tiểu đường. 
Sau đây là một số bài thuốc theo kinh nghiệm nhân dân ta thường, dùng: 
- Cao củ cải tươi chữa ho, đau tức ngực, ho ra máu: có thể dùng 2-3 củ cải, giã lấy nước, thêm ít muối, dùng để uống. Hoặc nấu củ cải tươi 1kg, sinh địa tươi 1kg, lê tươi 1kg, mạch môn tươi 500g, gừng tươi 500g. Nấu sôi 30 phút; vắt lấy nước, nấu lại lần hai, lấy hai nước nhập lại cô thành cao, rồi cho thêm a giao 500g, đường phèn 500g, mật ong 500g. Nấu thành cao đặc đổ vào lọ. Ngày uống 2 lần sáng và chiều, mỗi lần 2 muỗng canh. 
- Trị hen suyễn: Củ cải trắng sao dòn, tán nhỏ, ngào đường mía, viên bằng hạt ngô, cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần uống 40-50 viên với nước ấm. 
- Viêm họng, viêm khí quản cấp: Củ cải 500g, quả trám 250g, sắc uống. 
- Khản tiếng, mất tiếng: Củ cải tươi giã vắt nước, gừng tươi giã lấy nước trộn lẫn nhau, ngậm uống. Thêm nước giá đậu xanh càng tốt. Có thể làm mứt củ cải dùng ngậm. 
- Tiểu đường: Củ cải tươi 200g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g. Củ cải gọt vỏ, thái sợi, cho vào cháo nấu nhừ, ăn nóng, ngày 2 lần. Dùng trong 3-4 ngày liền. 
- Bí tiểu tiện, đau tức bàng quang: Củ cải tươi 200g, hành tây 100g, gạo tế 50g. Gạo nấu cháo, khi cháo nhừ sẽ cho củ cải, hành tây vào, thêm gia vị. Ăn nóng ngày 2 lần vào lúc đói. 
- Rối loạn tiêu hoá (dau bụng, nôn, tiêu chảy): Củ cải 150g, cà rốt 150g, xương sườn lợn 200g chặt khúc ngắn. Ninh nhừ xương lợn với muối, cho hai thứ vào sau, ninh tiếp10 phút. Ăn kèm rau cải cúc đã hấp chín. An trước khi ăn cơm. 
- Chữa kiết lỵ: Củ cải trắng lấy vài củ ép lấy nước, thêm một ly nước, đem sắc, hoà thêm ít đường để uống. 
- Trừ đàm tích, kích thích tiêu hoá: Dùng cải củ muối thành dưa, ăn với các món ăn. Nên ăn khi dưa củ cải còn trắng dòn, gọi là ăn xổi mới có tác dụng tốt. 

Rau má khá quen thuộc với nhiều người, thường dùng như một loại rau ăn, làm nước giải khát, giải độc. Y học cổ truyền xem rau má là thuốc thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, lợi sữa, chữa khí hư, bạch đới, lỵ, viêm họng. Y học hiện đại cũng đã chiết từ rau má các chất dùng làm thuốc chữa liền sẹo, thuốc giảm cân. Trong 100g rau má có 419mg kaliclorua và chất quercetin tác dụng lợi tiểu, chất barahmosid và thankunosid tác dụng an thần nhẹ, có flavonoid chống xơ mạch, chất asiaticosid có tính chất tái sinh mô. Các dược sĩ ở Pháp chiết từ rau má các sinh chất để bào chế thuốc mỡ làm lành vết loét, chống lên sẹo lồi, chế thuốc giảm béo, phòng chống giảm trí nhớ. 
Tác dụng cụ thể nhất là thanh nhiệt, giải độc, cải thiện chức năng gan, giúp chống xơ gan do rượu, viêm gan mạn tính, chống táo bón. Dùng rau má chữa bệnh rất đơn giản: có thể ăn thay rau hàng ngày, giã nát trộn với nước uống giải nhiệt, lợi tiểu. Trong miền nam, rau má được xay làm nước giải khát được nhiều người ưa thích. 
Chữa đau bụng, tiêu chảy: rau má tươi cả cây 40g, rửa sạch ăn sống hoặc giã nát trộn với 100ml nước sôi để nguội, vắt bỏ bã, cho thêm một ít muối, uống trong ngày. 
Chữa rôm sẩy, ngứa: rau má tươi, rửa sạch, ăn như rau hàng ngày hoặc giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường để uống. 
Với tác dụng tốt như vậy nên các gia đình có vườn nên trồng một ít rau má để dùng. Rau má dễ trồng, nhất là nơi đất nhiều mùn, ẩm ưới như ven rãnh nước, bờ sông, kênh, suối. 

Có lẽ rau muống là món rau ăn quen thuộc và phổ biến nhất từ thành thị đến nông thôn ở nước ta, nhưng ít người biết đến giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của nó. Trong 100g rau muống tươi có 92g nước, 3,2 g đạm, 2,5 g gluxit, 1g chất xơ, các muối khoáng (canxi, phốt pho, sắt), các vitamin nhóm B, caroten, vitamin PP và vitamin C. Chất đạm trong rau muống gồm đủ 10 loại axit amin cần thiết cho đinh dưỡng như lysin, methionin, tryptophan, leucin, valin ... Theo y học cổ truyền rau muống có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải độc, nhuận tràng, thông tiểu tiện, chống táo bón, chống đái đắt. 
Sau đây là một số bài thuốc từ rau muống được tổng hợp từ kinh nghiệm dân gian: 
- Chữa táo bón: Uống nhiều nước luộc rau muống và ăn rau muống hàng ngày tránh được táo bón. 
- Chảy máu cam: Lấy cuộng rau muống giã nát, thêm chút đường hoặc mật ong, hoà nước sôi để nguội để uống, một lát sau máu sẽ cầm. 
- Ngộ độc rượu, say sắn: Lấy rau muống sống 100g, giã vắt lấy nước, cho uống nhiều lần đến khi tỉnh rượu hoặc giảm say sắn. 
- Mụn nhọt lâu đầy miệng, chậm lên da non: Ăn nhiều rau muống luộc, xào hàng ngày sẽ thúc đẩy quá trình liền da và lên da non. 
- Chữa dau dạ dày, ợ chua, đắng miệng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 12g. Sắc với 500ml nước, cạn còn lại 250ml, chia làm 2 lần, uống trong ngày, lúc đói. 

Cải bắp nguồn gốc được trồng ở xứ lạnh, di thực vào nước ta, lúc đầu trồng ở vùng khí hậu mát như Tam đảo, Sapa, Đà lại. Sau chuyển dần xuống đồng bằng và nay thì trồng được khắp nơi. Cải bắp có nhiều loại màu trắng xanh, màu tím, có loại cuộn chặt, có loại cuộn lỏng... Phổ biến nhất ở ta là loại lá ngoài xanh, lá trong trắng, cuộn chặt hình hơi tròn. 
Ngoài việc dùng làm rau ăn, cải bắp được cả đông y và tây y công nhận là vị thuốc có giá trị. Với y học cổ truyền cải bắp vị ngọi, tính hàn, có tác dụng hoà huyết, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, chỉ khát, bổ tì vị, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Do tính mát, nên nhân dân khi luộc cải bắp ăn thường cho vào vài lát gừng. 
Dưới đây là vài cách sử dụng cải bắp làm thuốc: 
- Chống suy nhược thần kinh, lo âu, hồi hộp: trong khi điều trị bệnh thần kinh, cho bệnh nhân ăn nhiều cải bắp hàng ngày và uống nước luộc cải bắp có tác dụng tốt. 
- Giảm đau nhức: chữa các chứng đau nhức như thấp khớp, thống phong, đau thần kinh toạ, ép cải bắp lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau. 
- Phòng và chữa tiểu đường: cải bắp có tác dụng giảm quá trình đồng hoá gluxit và giảm đường huyết. Nếu ăn cải bắp hàng ngày (100g/ngày) có thể phòng và chữa tiểu đường týp II. 
- Chống béo phì: cải bắp có tác dụng ngăn gluxit chuyển thành lipit là một trong các nguyên nhân gây béo phì. Mặt khác cải bắp lại nghèo năng lượng (100g cải bắp chỉ cung cấp 50 calo), do đó nếu ăn hàng ngày sẽ có tác dụng chống dư cân. . 
- Giảm các bệnh tim mạch: cải bắp có tác dụng làm hạ côletxtêron máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Ăn và uống nước luộc cải bắp hàng ngày. 
- Chống bức xạ có hại của các máy phát tia xạ dùng hàng ngày như tivi, máy tính, lò vi ba..., máy soi chụp X-quang, máy chiếu tia trị liệu. 
- Giúp các vết loét chóng lành: nhất là các vết loét trong đường tiêu hoá như dạ dày, ruột. Nếu kết hợp nước ép bắp cải với vitamin U thì hiệu quả điều trị càng cao. Các nhà khoa học ở nhiều nước đã chứng minh nước ép bắp cải sẽ tạo một lớp màng nhầy trong dạ dày, vừa có tác dụng che chở, vừa có tác đụng tái tạo niêm mạc đạ dày. 
- Cầm máu: Trong trường hợp chảy máu chân răng do thiếu vitamin C. 
- Phòng chống ung thư: là một công trình nghiên cứu hơn 30 năm qua về tác dụng của cải bắp trong phòng chống các loại ung thư (Viện đại học New York, Viện đại học John Hopkin, Viện ung thư Hoa kỳ) đã thấy cải bắp có thể: 
+ Ức chế các chất sinh ung thư (nội sinh) trong cơ thể người 
+ Trung hoà các chất ngoại lai sinh ung thư để tống ra ngoài cơ thể. 
+ Bảo vệ màng tế bào, chống lại sự phân hoá vô tổ chức, hạn chế sự phát triển của ung thư. 
Kết quả nghiên cứu của Viện đại học Johns Hopkin cho thấy kết quả: cho súc vật thí nghiệm đã gây ung thư ăn cải bắp nhiều ngày, kết quả giảm 90% ung thư so với lô chứng không cho ăn cải bắp. 
Nếu mỗi tuần ăn 2-3 lần cải bắp sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư dạ dày, phổi, thanh quản, thực quản, bàng quang, tiền liệt tuyến, hậu môn. 

Bí ngô còn được gọi là bí đỏ, bí rợ, nam qua. Phân tích thành phần trong bí ngô thấy: 
Trong 100g bí ngô có nước 89g, đạm 1,33g, gluxit 8,3g, lipit 0,1g, các muối khoáng như sắt, canxi, viamin A, nhóm B, C, PP. 100g bí ngô chỉ cho 34 calo. Trong bí ngô có caroten, chất tiền viamin A, khi ăn vào cơ thể dưới tác dụng của men lipase của tụy, caroten chuyển thành vitamin A. Vì vậy dùng bí ngô nấu canh (bí ngô nấu với đậu xanh, lạc giã đập, thêm gia vị) ăn thường xuyên tuần vài lần, sẽ giúp trẻ mau lớn, bảo vệ mắt, trẻ khoẻ nhờ tác dụng chống oxy hoá của tiền vitamin A. Bí ngô dùng làm thuốc bố não vì giàu caroten, lecithin, kali (429mg/100g bí ngô) và nhiều yếu tố vi lượng khác. 
Hạt bí ngô là vị thuốc tẩy sán dây có hiệu quả. Khi dùng thì bóc hết vỏ cứng bọc ngoài hạt, giữ nguyên màng xanh ở trong, Người lớn dùng 100g nhân, giã nhỏ, trộn với mật hoặc sirô ăn vào buổi sáng, lúc bụng đói, rồi nằm nghỉ. Sau 3 giờ, uống 1 liều thuốc tẩy muối, rồi đi ngoài vào chận nước ấm, nhúng hẳn mông vào chậu nước. 
Trong hạt bí ngô có nhiều axit-béo và các vitamin là hoạt chất nuôi đưỡng tế bào não, chống lão hoá. Nhân dân dùng hạt bí ngô rang để ăn trong những khi đình đám. Nhưng nên chú ý là đừng ăn nhiều trên 200g, vì có thể gây tiêu chảy do tác dụng tẩy của hạt bí ngô và say thuốc. 

Ngoài việc dùng làm lương thực, nhất là ở miền núi nước ta, ngô còn được xem là vị thuốc. Đặc biệt râu ngô chữa được nhiều bệnh. Trong râu ngô có các chất phytosterol, glucose, lactose, peroxydase, dầu béo, resin, axit malic, axit citric, vitamim K... có tác dụng thúc đầy tiết mật, kích thích tiêu hoá, tăng nhanh đông máu. Râu ngô trong y học dân tộc được dùng nhiều. Sau đây là một vài cách sử dụng ngô và râu ngô làm thuốc: 
- Cháo ngô: ngô non bào, ninh với gạo và khoai mài, dùng cho người bị tiểu đường suy đinh dưỡng. 
- Cháo ngô non cà rốt: ngô non 100g, cà rốt 3 củ vừa ninh nhừ cả hai thứ. Nấu ngô sôi trước 60 phút rồi mới cho cà rốt vào. Dùng ngày 2 lần cho trẻ biếng ăn, tiêu hoá kém, đầy bụng. 
- Dầu ngô: ngô ép thành đầu ăn như đầu vừng, dầu lạc. Dùng dầu ngô chữa viêm nha chu. Dầu ngô chứa nhiều vitamin E có tác dụng chống oxy hoá, chống lão hoá. 
- Bí tiểu tiện: Râu ngô 30s, xa tiên tử 15g, tiểu hồi hương 3g. Sắc lấy nước uống ngày một thang.. 
- Đái dắt, đau buốt: râu ngô khô, lõi bắp ngô khô, mỗi thứ 60g (nếu dùng tươi thì phải. 120g) nấu nước uống hàng ngày thay trà. 
- Tăng huyết áp: râu ngô khô 30g, hoa cúc 3 g, nấu thành nước uống hàng ngày thay trà. 
- Tiểu đường: râu ngô khô 20g, cắt ngắn đun sôi với nước uống hàng ngày thay trà.  Uống nhiều ngày. 

Vừng là loại cây lương thực được dùng phổ biến từ xa xưa làm thực phẩm như các cây có dầu khác (lạc, cây họ đậu...). Vừng còn gọi là mè, hồ ma, có loại vàng nhạt, hơi nâu và đen. Trong 100g vừng có 45-55% lipit, 20-22% đạm, một số axit amin như lysin, methionin, leusin, tryptophan, valin và các muối khoáng. Vừng đen chứa nhiều dầu hơn các loại vừng khác. Dầu vừng chứa nhiều axit béo chưa no, không có côletxtêron là chất gây xơ mỡ động mạch. Vừng dùng làm thức ăn, làm bánh kẹo có chất lượng dinh dưỡng cao. Vừng đen xát nhỏ nấu chè ăn có vị béo thơm, chống táo bón. Ở Nhật Bản, năm 1940, bác sĩ Sakurazawa Nyoichi giới thiệu một phương pháp thực dưỡng ăn vừng với cơm gạo lứt (gạo còn vỏ cám), gọi là phương pháp Ohsawa để nâng cao thể lực phòng bệnh và kéo đài tuổi thọ. 
Theo y học dân tộc, vừng, nhất là vừng đen, có tác dụng nhuận tràng, dưỡng huyết, bổ gan thận, lợi sữa. Một vài cách dùng vừng đen phòng chữa bệnh như sau: 
- Chữa táo bón, bổ nội tạng, tăng dinh đưỡng: dùng 1 thìa cà phê dầu vừng, đánh đều với 1 lòng đỏ trứng gà, uống vào buổi sáng, trong 2-3 tuần. 
- Chữa bỏng lửa: bôi dầu vừng lên chỗ bị bỏng, xong đắp gạc sạch lên chỗ bỏng. Có thể lấy vừng sống nghiền nát đắp vào chỗ bỏng. 
- Bài thuốc chữa cao huyết áp: Vừng đen, hà thủ ô, ngưu tất mỗi vị 100g, tán nhỏ thành bột, thêm mật ong vừa đủ làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 gam, lúc đói. 
- Bài thuốc chống lão hoá của Tuệ Tĩnh (thế kỷ 14): vừng đen, lá dâu non, mật ong. Lá dâu non 600g hái lúc mặt trời chưa mọc, rửa sạch rồi sấy khô hoặc phơi khô, tán bột. Vừng đen 300g, xát tróc vỏ ngoài, đồ 9 lần và phơi 9 lần, sau tán bột. Cả 2 thứ bột trộn với mật ong vừa đủ làm thành viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 100 viên chia làm 2- 3 lần, uống lúc đói. Bài thuốc này gọi là “phù tang bảo chí đơn” có tính bổ đưỡng, ngăn ngừa lão hoá các tế bào. 

Quả dâu (dâu tằm) là vị thuốc trong y học dân tộc, ở Châu Âu người ta cũng dùng làm thuốc từ thế kỷ 16. Theo đông y quả dâu chín có vị ngọt chua, vào hai kinh can thận có tính bổ âm chữa mất ngủ, bệnh tăng huyết áp, nuôi dưỡng khí huyết, nhuận tràng, làm da tươi, tóc đen mượt, bổ can trừ phong, lợi ngũ tạng, thông khí huyết, giải độc, nâng cao tuổi thọ. Dân Châu Âu dùng quả dâu chữa các bệnh suy nhược, mệt mỏi, táo bón, mất ngủ, sốt nóng, tiểu đường. Sau đây là vài cách dùng trái dâu chín tím để phòng chữa bệnh theo y học dân tộc và kinh nghiệm dân gian: 
- Dâu chín ngâm đường làm nước giải khát, giải nhiệt rất được dùng phố biến. 
- Chữa mất ngủ: quả dâu tươi 60g (hoặc khô 30g), sắc uống ngày 2-3 lần. 
- Chữa táo bón: nấu cao dâu. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20g. 
- Chữa chứng ho lâu ngày: quả dâu chín 150g, lá dâu 150g, vừng đen 100g, đường phèn 100g. Nấu thành cao, ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g. 
- Chữa say rượu: cho uống nước dâu tươi hoặc nước dâu ngâm sẵn. 
- Chữa tiểu đường: quả dâu 1kg, gạo nếp 500g, men rượu 2g, ủ thành men rượu. Ăn khai vị trước mỗi bữa ăn hàng ngày. 
- Chữa tóc bạc sớm: quả dâu 30g, sinh địa 30g, đường phèn 15g, nghiền nhuyễn. Uống mỗi lần 3-5g, ngày uống 2 lần. Hoặc nấu cao quả dâu pha uống hàng ngày. 
- Chữa viêm khớp dạng thấp: quả dâu 100g, cành dâu 150g, tầm gửi cây dâu 100g, rượu 500ml. Ngâm trong vòng 1 tuần - 10 ngày. Mỗi ngày uống 20-30ml. 
- Chữa viêm gan: quả dâu tươi 500g, bột củ ấu 50g, mật ong 30ml. Quả dâu ép lấy nước dun cô cạn bớt, bột củ ấu hoà ít nước, trộn nhuyễn 3 thứ rồi nấu chín. Ngày uống 2-3 lần. 
- Điều trị bệnh mạch vành: quả dâu 30g, câu kỷ tử 30g, gạo nếp 15g. Nấu nhuyễn, uống ngày 1 lần . Mỗi ngày uống một thang. 
- Chữa đau ngực: quả dâu 30g, mộc nhĩ 20g, ô mai 3g. Sắc kỹ, uống ngày 2 lần 
- Chữa chứng co giật sau khi sinh đẻ: quả dâu chín 30g, cùi nhãn 30g, đảng sâm 30g. Nghiền nát 3 thứ, sắc đặc. Uống với nước đun sôi để nguội, ngày 3 lần, mỗi lần 3g. 
- An thần, bổ can thận, sáng mắt, đen tóc: quả dâu tươi 1kg, Nấu 2 nước, cô đặc mật ong cho vào cao đun sôi. Để nguội cho vào lọ, ăn hàng ngày. Mỗi lần 1 thìa canh, có thể hoà với nước. 

Lựu còn có tên thạch lựu, bạch lựu, có nhiều giống (hoa đỏ, hoa trắng, hoa vàng) vừa là cây ăn quả, vừa trồng làm cảnh và là cây dùng làm thuốc. Trong y học dân tộc người ta dùng vỏ cây, cành, quả, rễ. Lựu chứa chất tanin với tỉ lệ 28% ở rễ, 10-25% ở vỏ cây, thân cành. Chủ yếu dùng làm thuốc tẩy sán, chữa tiêu chảy, kiết ly. 
- Tẩy sán dây (không cần uống thuốc tẩy): Vỏ rễ lựu 40g, rễ chút chít 8g, hạt cau khô 4g. Vỏ rễ lựu ngâm nước 3 giờ, thái nhỏ cho thêm 500ml nước, sắc cùng với rễ chút chít, hạt cau, đến khi cạn còn 200ml. Đêm trước nhịn đói, sáng sớm hôm sau uống nước sắc này chia 2-3 lần trong 1 giờ. Xong nằm nghỉ đến khi buồn đi ngoài thì đi, đặt mông vào chậu nước ấm để sán ra hết. Chú ý: vỏ rễ lựu là chất có độc nên phụ nữ có thai và trẻ em không được dùng. 
Cách thứ 2: Vỏ thân cây lựu hoặc rễ lựu 40g, cắt nhỏ, ngâm vào 750ml nước trong 6 giờ, sau đó sắc lấy 500ml. Lọc bỏ bã. Cách uống như bài trên, nhưng 2 giờ sau khi uống thuốc, uống một liêu thuốc tẩy magie sulfat (không dùng thầu đầu vì có thể ngộ độc). 
- Chữa kiết lỵ, tiêu chảy ra máu: hạt lựu 50g, rau sam 50g, nhọ nồi 30g, rau má 30g, kim ngân hoa 30g, rễ cúc áo hoa vàng 10g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, cắt nhỏ, sắc với hai ba lần nước sôi, cô thành cao lỏng trộn với xirô tỉ lệ 1/1. Trẻ em 5-10 tuổi, mỗi lần uống 1-2 thìa cà phê, trên10 tuổi uống 2-3 thìa, người lớn 4-6 thìa cà phê thuốc. Ngày uống 2 lần. 
- Chữa tiêu chảy kéo dài: vỏ quả lựu 200g, rửa sạch, cạo bỏ màng trong, cắt nhỏ nấu với một ít nước trong 30 phút. Gạn lấy nước, rồi thêm 500ml nước nữa, tiếp tục đun sôi 30 phút nữa. Lọc, gộp cả 2 nước lại, cô còn 500ml. Thêm đường. Người lớn uống ngày 4 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống trong 7-l0 ngày. 

Cà rốt là loại rau củ được cả tây y và đông y đánh giá rất cao từ lâu đời nay. Người La mã xưa gọi cà rốt là “nữ hoàng của loai rau”, ở Nhật bản cà rốt được xếp hàng đầu trong bảng rau củ nên dùng thường xuyên (trường phái Osaoa). 
Về giá trị dinh dưỡng trong cà rốt người ta chú ý nhất là bêta caroten, khi vào cơ thể chuyển thành vitamin A. Nói chung cà rốt có nhiều tác đụng tốt: 
- Giúp tăng trưởng cho trẻ bị còi xương, chậm lớn. 
- Tác dụng tiêu hoá nhờ chất pectin làm điều hoà nhu động ruột, hạn chế phát triển vi khuẩn đường ruột, hút các chất độc trong ruột, chất nhầy, chất axit, tái tạo niêm mạc bị thương, bù đắp lượng kali bị mất khi tiêu chảy. Với trẻ suy dinh sưỡng nên cho ăn mỗi ngày nửa đến một củ cà rốt dưới dạng luộc chín, nghiền bột, nấu cháo... 
- Tác dụng miễn dịch do caroten khử gốc tự do chống nhiễm khuẩn, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. 
- Tác dụng với mắt vì vitamin A giúp tăng thị lực, phòng bệnh quáng gà, phòng chứng khô mắt dẫn đến mù loà ở trẻ em. 
- Bêta-caroten có tác dụng bảo vệ và tăng cường phần biểu mô trên da và niêm mạc, giúp da tươi nhuận, tóc óng mượt. 
- Làm hạ đường huyết, phòng bệnh tiểu đường. 
- Chống sự tích luỹ côletxtêron gây xơ cứng động mạch ở người lớn và chống béo phì. 
- Ăn nhiều cà rốt, chất caroten có tác dụng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư biểu mô ở phổi, ống tiêu hoá, tiết niệu. 
Theo y học dân tộc cà rốt có tác dụng bố khí huyết, yên ngũ tạng, tăng cường tiêu hoá, thanh nhiệt, giải độc. Nhân dân thường chữa ho bằng cà rốt 150g, đại táo 15 quả, sắc uống 5 ngày liền, ngày uống 2-3 lần. 
Mỗi ngày mỗi người ăn 1-2 củ cà rốt là vừa. Ở Mỹ người ta đóng hộp nước cà rốt bán làm thực phẩm dính dưỡng. 

Về giá trị dinh dưỡng khó có loại rau củ nào so sánh kịp với đậu nành. Sách báo y học đã nói nhiều về tác dụng đinh dưỡng của nó. Đậu nành chứa 25-45% protein, 20% dầu, các muối khoáng trong đó phốtpho gấp 2 lần trong thịt, axit amin trong đó lexitin 2%, các vitamin, đặc biệt là vitamin E có lượng cao gấp 4-5 lần cá, trứng, thịt. Vitamin E chống oxy hoá tế bào, hạn chế sự sinh sản những chất độc do quá trình oxy hoá tạo nên, giúp phòng chống nhiều bệnh, chống lão hoá. 
Khoa học dinh dưỡng đã kết luận đậu nành là một thực phẩm hoàn thiện, đây đủ các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể phát triển, ngang với thịt, cá, sữa hoặc còn tốt hơn. Khoảng 60g đậu nành dùng trong một ngày cũng đủ cung cấp cho một người các chất đạm và axit amin cần cho cơ thể hàng ngày. Vì thế hầu khắp thế giới người ta sử dụng đậu nành làm thực phẩm dưới nhiều đạng và hình thức chế biến khác nhau như sữa đậu nành, dầu đậu nành, bơ đậu nành, bột đậu nành, nước giải khát v. v... Hải Thượng Lãn Ông nói nhiều về tác dụng bồi bổ sức khoẻ của đậu nành và các cách chế biến thực phẩm từ đậu nành. Các nhà tu hành và nhiều người chuyên ăn chay mà vấn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể. Có nơi trong nước ta gọi đậu nành là đậu tương vì từ đậu nành chế biến ra tương là một món ăn độc đáo của Việt Nam. Như vậy, đậu nành không những là thực phẩm quý mà là vị thuốc bổ dưỡng giá trị cao. 

Có lẽ chúng ta quá quen thuộc với chuối nên nhiều khi không chú ý đến công dụng làm thuốc của nó. Có nhiều loại chuối khác nhau như chuối tiêu, chuối tây, chuối hột, chuối cau v. v... nhưng nói chung chuối đều có tác dụng chữa bệnh và bồi dưỡng cơ thế. 
- Chuối là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng: trong chuối, gluxit chiếm 20%, là chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Chuối chứa vitamin B, C, E và các chất khoáng như Canxi, magie. 
- Chuối là trái cây có tác dụng an thần, điều này ít người chú ý. Chuối có hoạt chất tạo điều kiện hấp thụ tốt chất đường, trung hoà được các axit độc hại cho việc tiêu hoá, tạo sự sảng khoái cho cơ thể. Chất serotonin làm giảm tác động của các kích thích (stress). 
- Chuối là thức ăn chống mệt mỏi tốt do gluxit và xenluloza tạo năng lượng, giúp cơ bắp hoạt động có hiệu quả, bớt mỏi mệt. 
Y học dân tộc ghi chép về tác dụng của chuối tiêu là chỉ khát, nhuận phế, thanh tì, hoạt trường, giải say rượu. Sau đây giới thiệu một số bài thuốc thường dùng chuối tiêu: : 
- Bí đại tiện: chuối tiêu 2 quả, bỏ vỏ, cho đường phèn vào, hấp cách thuỷ ăn 2 lần ngày trong vài ngày liền. 
- Tăng huyết áp: cuống quả chuối tiêu 400g (nếu cuống khô chỉ cần 25g), táo tầu 15g, cho nước nấu cô đặc, ăn ngày 3 lần. Hoặc lấy cuống quả chuối tiêu nấu nước uống hàng ngày thay trà. 
- Chữa ho: rễ cây chuối tiêu tươi 200g, giã nát, vắt nước, nấu chín, thêm chút muối uống hoặc dùng chuối tiêu chín vàng, bỏ vỏ, cất thành khúc, thêm chút đường phèn và nước, hấp cách thuỷ trong 1 giờ rồi ăn. 
- Chữa kiết lỵ: hoa chuối tiêu 50g, giã nát hoà với nước sôi, thêm chút đường để uống. 
- Loét dạ dày: mỗi ngày trước khi ăn cơm, ăn một quả chuối tiêu, chuối tiêu chưa chín kỹ càng tốt. 
- Sa tử cung: hoa chuối tiêu (chọn thứ hoa tàn rụng xuống hãy dùng) rửa sạch, sao vàng tồn tính, nghiền vụn, uống với nước sôi ngày 2 lần, mỗi lần một thìa canh. Hoặc rễ cây chuối tiêu 60g, nấu nước uống hàng ngày. 
- Thiếu máu ở trẻ dưới 1 năm tuổi: chuối tiêu thật chín, nghiền nát, cho trẻ ăn, ngày 30-50g (khoảng 1 quả). - Chảy máu mũi: lấy vỏ 3 quả chuối tiêu chưa chín hẳn, nấu cách thuỷ với đường phèn để ăn.

Trích từ nguồn: THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG
(Tác giả: ThS. Phạm Ngọc Quế và BS. Trần Thị Sâm)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHOAI NƯA

Khoai nưa hay Khoai na - Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicols, = A. campanulatus (Roxb.) Blume ex Decne, thuộc họ Ráy - Araceae. Cây thảo sống lâu năm, có thân củ nằm trong đất; củ hình bán cầu, rộng đến 20cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt như củ khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau khi đã có hoa, thường chỉ có một lá có cuống cao tới 1,5m được gọi là dọc (cọng) dọc màu xanh sẫm có đốm bột; phiến chia làm 3 nom tựa như lá Ðu đủ. Cụm hoa gồm một mo to màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong màu đỏ thẫm, bao lấy một bong mo là một trục mang phần hoa cái ở dưới, phần hoa đực ở trên. Khoai nưa phân bố ở Ấn độ, Myanma, Trung quốc, Việt nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, khoai nưa mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được bà con nhiều địa phương đem về trồng từ lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh Lạng s...

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.