Tên khoa học:
Kadsura japonica L. (Nam ngũ vị) Schizandra chinensis Baill. (Bắc ngũ vị).
Họ khoa học: Mộc lan (Magnoliaceae).
Mô Tả:
Loại dây leo dài đến 3m. Lá tròn dài, dài 9-12cm, hoa có 9-15 cánh màu vàng, quả tròn màu đỏ, đường kính 3cm, hạt tròn màu vàng. Bắc ngũ vị (Schizandra) có quả xếp thành bông thưa. Nam ngũ vị (Kadsura) có quả xếp thành đầu hình cầu.
Địa lý:
Thu hái, Sơ chế:
Bộ phận dùng:
Bào chế:
Bảo quản:
Thành phần hóa học:
Tác dụng dược lý:
Tính vị:
Quy kinh:
Tác dụng:
Chủ trị:
Kiêng kỵ:
Liều dùng:
Đơn thuốc kinh nghiệm:
Tham khảo:
+ Vị chua, tính ấm (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Học).
+ Thu liễm Phế khí, chỉ khái, sáp trường, chỉ tả, liễm hãn, an thần (Trung Dược Học).
+ Sesquicarene, b-Bisabolene, b-Chamigrene, a-Ylangene, Schizandrin, Pseudo-g- Schizandrin, Deoxyschizandrin, Schzandrol, Citral, Stigmasterol, Vitamin C, Vitamin E (Trung Dược Học).
+ Tác động đến hệ thần kinh trung ương: Nước sắc Ngũ vị tử có tác dụng kích thích nhiều phần của hệ thần kinh trung ương (cột sống và não) ở ếch. Thuốc làm cường và thư giãn nhanh nơi những người tình nguyện có cơ thể bình thường. Tác dụng kích thích trên những phản xạ có điều kiện và đị6n tâm đồ yếu hơn so với chất Caffein (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với hệ hô hấp: Nước sắc Ngũ vị tử kích thích hô hấp qua tác động trực tiếp trên hệ thống thần kinh trung ương. Thuốc được dùng để hỗ trợ hô hấp bị suy do dùng Morphin (Trung Dược Học).
+ Tác động đối với hệ thần kinh ngoại biên: Uống hoặc chích vào khoang bụng cuột nhắt chất Schizandrin thấy có tác dụng kích thích hệ thống tiết ra chất Cholin, liều nhỏ có tác dụng kích thích tiếp nhận chất Nicotin (Trung Dược Học).
+ Tác động đối với hệ tim mạch: Cách chung, Ngũ vị tử không có tác dụng đối với áp huyết. Khi chích tĩnh mạch lượng lớn Ngũ vị tử thì thấy hạ huyết áp. Tác dụng này không xảy ra nếu bỏ chất Acidic tự nhiên đi. Dịch chiết Alcol cũa Ngũ vị tử có tác dụng giãn mạch (Trung Dược Học).
+ Tác dụng lên tử cung: Nước sắc Ngũ vị tử có tác dụng kích thích đồng nhất trên tử cung thỏ cô lập, dù có thai hoặc không có thai hoặc sau khi sinh. Tác dụng chính là tăng cường nhịp co thắt. Thuốc được dùng để hỗ trợ việc trục (phá) thai.
+ Tác dụng chuyển hóa: Hầu hết các báo cáo đều xác định rằng nước sắc Ngũ vị tử làm tăng tác dụng dự trữ Glycogen vaf Glucose ở gan cũng như tăng mức acid Lactic. Một số báo cáo khác cho biết không có tác dụng đối với Glucose. Một số báo cáo khác cũng cho thấy sự khác biệt của nước sắc Ngũ vị tử đối với khả năng dùng Oxy ở thận, gan hoặc não. Thuốc có tác dụng tăng sự hấp thụ chất P32 từ vết vị trường, tăng sự tập trung ở tạng phủ, tăng cường hoạt động của Phosphate (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với cảm giác: Nước sắc Ngũ vị tử làm tăng nhãn lực và nhãn trường nơi ngườ bệnh lãn người bình thường tình nguyện. Thuốc cũng làm tăng độ nhận biết của xúc giác (Trung Dược Học).
+ Điều trị gan viêm nhiễm trùng không vàng da: Cho 102 bệnh nhân gan viêm uống bột Ngũ vị tử, tỉ lệ có hiệu quả là 76%. Những bệnh nhân này chỉ số SGPT hơn 300 đơn vị, thành công khỏang 72%. Thời gian rung bình để chức năng gan trở lại bình thường là 25 ngày. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học).
+ Điều trị suy nhược: Còn chiết xuất Ngũ vị tử điều trị cho 73 ca thần kinh suy nhược với các triệu chứng đầ đau, mất ngủ, chóng mật, hồi hộp. Kết quả khỏi 43 ca, có tiến triển 13. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học).
Độc Tính:
Đối với chuột, liều ngộ độc bằng đường uống là 10-15g/kg. Dấu hiệu ngộ độc quá liề là mệt mỏi, mất ngủ, khó thở (Trung Dược Học).
+ Nhiệt thịnh: không dùng (Trung Dược Học).
+ Ho giai đoạn đầu, mới phát ban: không dùng (Trung Dược Học).
Trích nguồn: SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y
Do Lê Đình Sáng - Trường Đại học Y Khoa Hà Nội sưu tầm
Xem thêm: THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Ngũ Vị Tử
Nhận xét
Đăng nhận xét