Chữa cảm mạo, cảm cúm
Bài 1
- Cách chế: Nho giã nát, lọc lấy nước, cho vào siêu đất sắc đặc, tra mật ong, khuấy đều.
- Công hiệu: Chữa cảm, miệng khô khát.
Bài 2
- Thành phần: Vỏ dưa hấu 30 gam.
- Cách chế: Đổ 2 bát nước, sắc còn 1 bát.
- Công hiệu: Chữa cảm mạo, họng đau rát.
- Cách dùng: Chia uống ngày 2 lần.
Bài 3
- Thành phần: Cùi vải tươi 30 gam, rượu trắng một ít vừa đủ.
- Cách chế: Đun nóng rượu với cùi vải.
- Công hiệu: Chữa cảm mạo.
- Cách dùng: Uống lúc nóng, ngày 2-3 lần.
Bài 4
- Thành phần: Lê tươi 1 quả, xuyên bối mẫu 3 gam.
- Cách chế: Quả lê cắt phần đầu cuống thành cái nắp, moi hết ruột, cho xuyên bối mẫu vào đậy nắp lại, cắm tăm tre cho chặt nắp, đựng vào bát, đem hấp cách thủy 1-2 giờ.
- Công hiệu: Chữa cảm mạo và ho.
- Cách dùng: Vừa uống nước, vừa ăn lê, mỗi ngày 1 lần.
Chữa cảm nắng, cảm nóng
Bài 1
- Thành phần: Quả la hán 15-25 gam, chè xanh vừa đủ dùng.
- Cách chế: Đổ 300 ml nước, luộc quả la hán sôi trong 5 phút, cho chè vao là được.
- Công hiệu: Chữa cảm nóng, cảm nắng.
- Cách dùng: Chia 3 lần uỗng trong ngày.
Bài 2
- Cách chế: Khoét 1 lỗ nhỏ trong quả cam, nhét chè vào, phơi khô (người lớn mỗi lần dùng 1 quả, trẻ em 1/2 quả), đem sắc kỹ với nước lượng vừa phải.
- Công hiệu: Chữa cảm nắng, cảm nóng.
- Cách dùng: Uống thay nước chè.
Bài 3
- Thành phần: Dứa tươi 1-2 quả.
- Cách chế: Gọt vỏ, giã nát lấy nước.
- Công hiệu: Chữa cảm nắng, cảm nóng, choáng váng.
- Cách dùng: Uống tùy ý.
Trích nguồn: NHỮNG BÀI THUỐC TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY
Chủ biên: Hà Duyệt Phi - Vương Lợi Kiệt
Nhận xét
Đăng nhận xét