Còn gọi là Bạc sau, Thảo bạc (argyrela acuta Lour.) thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae)
Mô tả: Dây leo bò hoặc quấn, thân có nhiều lông, màu trắng bạc. Lá nguyên mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẳn, xanh sẫm, mặt dưới (mặt sau) có nhiều lông mịn màu trắng bạc. Cụm hoa ở kẽ lá hay ở ngọn thân, hình đầu hay hình tán, cuống hoa có lông tơ trắng bạc. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, màu trắng, ngoài mặt có lông tơ. Mặt ngoài của lá dài cũng có ánh bạc. Quả mọng hình cầu, khi chín màu đỏ, bao bởi đài hoa phát triển, có mặt trong màu đỏ. Hạt hình trứng, màu nâu. Mùa hoa quả từ tháng 6 - 7 cho tới tháng 11.
Bộ phận dùng: Những đoạn thân mang lá. Có khi dùng cả rễ.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ven bờ bụi. Thân lá thu hái quanh năm. Lá thường dùng tươi. Cành lá và rể rữa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Có thể tẩm rượu sao qua rồi mới dùng.
Hoạt chất và tác dụng: Chưa có tài liệu nghiên cứu về hoạt chất. Theo Y học cổ truyền, cây có vị đắng nhạt, tính mát không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, giải độc, sát trùng, tiêu viêm. Thường dùng trị bí tiểu tiện, đi đái ít một, rát buốt, nước tiểu đục, bạch đới, ngứa lở, mụn nhọt, sốt rét, ho, viêm phế quản cấp và mãn.
Cách dàng: Ngày dùng 20 - 40g tươi hay 12 - 20g khô, dạng thuốc sắc. Phối hợp với rau Dền gai (8 - 16g) chữa bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều. Lá Bạc thau sao vàng (40g), hoa Bạch đồng nữ sao vàng (20g), Tỳ giải (20g), Thổ phục linh (20g), Lá sen (20g) sắc với 1 lít nước, lấy 400ml chia 2 lần uống trong ngày chữa bệnh đái dục và bạch đới. Lá tươi giã đắp chỗ sưng tấy, mụn nhọt có mủ cho hút mủ, trừ thối, chóng lên da non; nấu nước rửa ghẻ lở mẩn ngứa hoặc tắm chữa rôm sẩy. Lá khô tán bột mịn rắc chữa vết thương, mụn nhọt chắy nước vàng. Phối hợp với Bồ công anh và Hoàng liên sắc uống hạ hỏa tiêu độc.
Cũng có thể nấu thành cao để uống mỗi lần 4 - 8 gam.
Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi
Xem thêm: CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Bạc Thau
Nhận xét
Đăng nhận xét