Còn gọi là Vọng cách, Bọng cách (Premna integrifolia Roxb.) thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Mô tả: Cây gỗ nhỏ, phân nhánh có khi mọc leo, thường có gai. Lá rất thay đổi, hình trái xoan hay trái xoan-bầu duc, đáy tròn hay hình tim, chóp tù hay có mũi ngắn, dài tới 16 cm, rộng 12 cm hay hơn, nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới nhất là trên các gân.
Hoa nhỏ, nhiều, màu trắng lục xám, hợp thành ngủ ở ngọn cây.
Bộ phận dùng: Lá, vỏ thân và rễ.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang và thường được trồng ở đồng bằng để lấy lá làm gia vị ăn gỏi cá. Để dùng làm thuốc, hái lá về rửa sạch, phơi hay sấy khô hoặc sao vàng mà dùng.
Hoạt chất và tác dụng: Toàn cây có mùi rất khó chịu, nhưng lá có mùi thơm hơi hắc, còn rễ có vị đắng, nóng, có mùi dễ chịu. Nó chứa một loại tinh dầu thơm và một chất màu vàng. Vỏ cây chứa ancaloit là premnin tà ganiarin. Thí nghiệm trên ếch, premnin có tác dụng giống thần kinh giao cảm, nó làm giảm sức co của tim và đãn nở đồng tử.
Lá thường được dùng chữa lỵ, thông tiểu tiện, giúp sự tiêu hóa. Ở Ấn độ và Inđônexia, lá dùng trị thấp khớp và làm thuốc lợi sữa. Rễ thường được dùng trị bệnh đau đạ dày và làm thuốc hạ nhiệt.
Cách dùng: Ngày dùng 30-40g lá tươi hoặc 15-20g rễ. Để chữa lỵ, dùng lá tươi giã nát, thêm nước sôi để nguội vào khuấy đều, vắt nước, thêm tí đường cho ngọt mà uống. Ngày dùng 30-40ml; trẻ em dùng nửa liều của người lớn. Cũng có thể dùng lá khô với liều 10-15g mỗi ngày.
Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi
Xem thêm: CHỮA LỴ TRỰC TRÙNG - Vọng Cách
Nhận xét
Đăng nhận xét