Còn gọi là Dâu tằm (Morus alba L.) thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Mô tả: Cây to hoặc cây nhỏ. Lá mọc so le, nguyên hay chia thùy, mép khía răng. Hoa đơn tính cùng gốc hay khác gốc, mọc thành bông đơn ở kê lá. Quả phức do nhiều quả bế phát triển trong bao hoa mọng nước tạo thành, màu đỏ nâu đen. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.
Bộ phận dùng: Lá non hoặc lá bánh tẻ, vỏ rễ, cành, quả.
Nơi sống và thu hái: Cây được trồng nhiều để lấy lá nuôi tằm. Trồng bằng những đoạn cành vào mùa xuân, mùa thu. Người ta thường thu hái lá vào mùa hạ, còn cành thì thu hái quanh năm, cắt nhỏ phơi khô. Vỏ rễ trước khi phơi phải cạo sạch lớp vỏ ngoài. Quả hái khi chín.
Hoạt chất và tác dụng: Trong lá Dâu có chất cao su, Chất caroten, tanin, ít tinh dầu, vitamin C, colin, adenin, pentozan, đường, ecdyteron và inckosteron là những chất nội tiết cần thiết cho sự đổi lốt của côn trùng. Võ rễ Dâu có axít hữu cơ, tanin, pectin và những hợp chất flavon bao gồm mulberrin, mulberrochromen, xyclomulberrin, xyclomulberro chromen. Quả Dâu có đường (glucoza và fructoza), axit mailic và xucxinie, protit, tanin, vitamin C, caroten ...
Theo Y học cổ truyền, lá Dâu có vị ngọt chất, hợi đắng, tính mát, có tác dụng giải cảm phong nhiệt, lương huyết, sánh mắt. Vỏ rễ vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt.
Nhận xét
Đăng nhận xét