Còn gọi là Muồng lác (Cassia alata L.) thuộc họ Đầu (Fabaceae).
Mô tả: Cây nhỏ, cao chừng l5m hay bơn, ít phân cành. Lá lớn, có cuống dài 30 - 40cm, hơi có rìa, mang 8 - 12 đôi lá chét. Cụm hoa bông ở kẽ lá, gồm nhiều hoa màu vàng. Quả dẹt, có cánh ở hai bên rìa, chứa tới 60 hạt hình quả trám. Cây ra hoa kết quả vào mùa đông.
Bộ phận dùng: Lá và thân cành. Còn dùng quả, gỗ, rễ.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang tất cả các tỉnh đồng bằng, và cũng được trồng ở nhiều nơi. Có thể trồng bằng cành hay bằng hạt. Cây ưa đất cao ráo, ẩm mát. Trồng bằng cành, cây mọc tốt, khỏe và nhanh. Cắt từng đoạn dài 20 - 30cm đem trồng vào mùa xuân hè. Nhiều nơi trồng làm thành hàng rào.
Ta thường thu hái lá và thân vào mùa hạ - thu, trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hay phơi nắng cho khô.
Hoạt chất và tác dụng: Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthraquinon. Hàm lượng trong lá 0,15 – 0,20R, trong quả 1,5-2%. Đã phân lập và xác định trong lá có Chrysophanol, aloe emodin, rheum emodin. Lá có fiavonoit là kaempferol. Ngoài ra còn có một steroit là sitosterol trong rễ cây.
Các bộ phận của cây có vị hơi đắng, mùi hăng hắc, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu. Nếu sao vàng thì nhuận gan, tiêu thực, tiêu độc, tiêu viêm. Để sống thì nhuận tràng, sát trùng.
Cách dùng: Nước sắc lá, cành, rễ, chữa táo bón, nhiều đờm. Nước sắc lá, cành rễ sao vàng uống thường xuyên như trà chữa phù thũng, đau gan, vàng da. Bột lá hoặc bột thân uống hàng ngày với liều thấp (10 - 20g) dùng tẩy. Lá giã nát, lấy nước bôi hoặc xát vào da nơi bị bệnh chữa hắc lào, nên tẩm thêm ít muối hoặc dịch chanh quả, tác dụng càng mạnh hơn. Nhiều trường hợp bị hắc lào, dùng thuốc mỡ crysophanic chữa không khỏi, thì dùng lá Muồng trâu lại chữa khỏi. Lá Muồng trâu còn dùng chữa bệnh ghẻ cho gia súc.
Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi
Xem thêm: Nhuận Tràng và Tẩy - Muồng Trâu
Nhận xét
Đăng nhận xét