Lô hội hay Lưu hội, Nha đam (aoevera L. var. sinensis (Haw.) Berg.) thuộc họ Lô hội (Asphodelaceae).
Mô tả: Cỏ mập, màu xanh tươi. Thân ngắn, hóa gỗ cao 30 - 50cm, mang một bó lá dày, mọng nước, hình ngọn giáo, mép có gai, đầu nhọn, có những đốm trắng ở mặt trên. Cánh hoa có kích thước lớn, cao đến 1m, mang một chùm hoa thõng xuống. Hoa to, đều, có các mảnh bao hoa dính lại với nhau thành ống dài bằng phiến hoa, mầu vàng lục nhạt. Quả nang hình trứng thuôn, màu xanh, khi già có màu nâu, mở vách, trong quả có nhiều hạt.
Bộ phận dùng: Chất dịch lấy từ lá.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở bờ biển miền Trung. Thường được trồng làm cảnh và làm thuốc ở tỉnh nào cũng có gặp. Trồng bằng những nhánh con tách từ cây mẹ.
Khi dùng làm thuốc, cắt lá cây, hứng nhựa chảy ra đem cô đặc đến khô. Bảo quản nơi khô ráo.
Hoạt chất và tác dụng: Trong mủ cây, chủ yếu có nhựa và các chất dẫn xuất anthracemic. Trong các chất dẫn xuất này, có 20 - 30% alooin (barbaloin), gần 1% aloe - emodol hay albe - emodin. Còn có một isobarbaloin và các alsinosid. Các dẫn xuất trên là các hoạt chất của mủ, trong đó aloin là chất chủ yếu, nhưng nó không có tác dụng nhiều hơn mủ để nguyên. Mủ này thường dùng làm thuốc lợi sữa và thông mật, làm thuốc nhuận tràng và xổ, còn dùng ngoài để hàn liền vết thương. Nó cũng là loại thuốc điều kinh, làm dịu chứng tăng huyết và trị giun, chữa đậu mùa, thường được chỉ dẫn dùng trị bế kinh, kinh nguyệt ít, táo bón, đại tiện bí, chuyển đạo xung huyết não, kinh phong.
Cách dùng: Ngày dùng 0,06 - 0,20g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Với liều 10cg nhuận tràng, 20 -25 cg hay 1g gây xổ.
Nó là loại chất có độc, ăn uống nhiều gây đau bụng mạnh, ỉa chảy, làm tổn thương thận, phụ nữ có thai sẽ bị sẩy thai. Với liều 8g, có thể gây chết người. Lô hội đối kháng với thuốc ngủ và axit, tương ky với tanin, sắt, iốt, menthol, thymol, phenal.
Không được dùng khi băng huyết, đang hành kinh, có bệnh tử cung, đang co thai, các loại xuất huyết, kiết lỵ và viêm ruột kết, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, xung huyết nội tạng, suy tim. Trẻ em cũng không nên dùng.
Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi
Nhận xét
Đăng nhận xét