Chuyển đến nội dung chính

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA TÌNH CHÍ

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA TÌNH CHÍ

TÌNH CHÍ
7 Bài thuốc

Bệnh tình chí là do nghĩ dốc vào cái gì mà sinh bệnh. Người ta do 7 tình chí mừng, buồn, giận, vui, lo, nghĩ, sợ bị thương tổn mà biến ra mọi bệnh thì căn bản là bệnh đã ăn sâu, không phải châm cứu hay thuốc thang mà chữa được, cho nên xưa chữa bệnh có nhiều cách: như chinh trị, tòng trị, nghịch trị, nay dùng tình chí mà chữa bệnh tình chí là tòng trị vậy.
Nội kinh: “Mừng quá hại tâm khí thì lấy sợ mà chữa, giận quá hại can khí thì lấy thương cảm mà chữa”.

1. Vì lo nghĩ sinh bệnh thì lấy giận mà chữa
Xưa vua Tề vì lo nghĩ quá thành bệnh, mọi thuốc không chuyển, nghe có thầy giỏi tên Văn Chí bèn cho mời đến, ông chỉ nói với Thái tử “làm cho Đức vua tức giận thì sẽ lành bệnh, nếu Đức vua có giết tôi thì nhờ Thái tử hết sức cứu cho”. Thái tử nói “không can gì, thầy cứ chữa”. Văn Chí vào yết kiến vua, bước đi ngang tàng xéo bừa lên long sàng, quả nhiên vua nổi giận, sai bắt ông Chí xử tử, Thái tử lên đến bên cạnh bày tỏ can ngăn, không bao lâu vua lành bệnh.

2. Vì mừng quá mà thành bệnh thì lấy sợ mà chữa
Xưa người tỉnh Thái Nguyên là ông Triệu Tri Tắc thi đậu Tiến sĩ rồi mừng quá sinh bệnh không dậy được, mời danh sư là Sào thị đến xem mạch thì Sào thị chỉ chép miệng không nói gì mà phủi áo ra về, ông Triệu rất lo sợ khóc rống lên, liền gọi con bảo “thầy thuốc giỏi đã không chịu chữa thì mệnh ta nguy”, rồi mấy giờ sau hết bệnh.

3. Vì tức giận sinh bệnh thì lấy thương xót mà chữa
Xưa ông Lý Khắc Dụng điều quân tấn công một thành đã 2 tuần không hạ được, tức giận quá sinh bệnh ọc mửa hôn mê, nhiều thuốc hay vẫn không công hiệu, có ông sư giỏi thuốc xem mạch rồi ra ngoài nói: tướng quân vì uất giận mà bệnh, không có việc thương cảm thì không giải được, ông bèn mạo thư sai người hốt hoảng đưa đến nói: “Bà vợ ở nhà chết bất ngờ”. Ông Dụng liền đau thương quá lăn ra, qua hôm sau là khỏi bệnh.

4. Vì lo mà sinh bệnh thì lấy mừng mà chữa
Xưa có người lỡ tay giết người, lo chạy hết gia tài mới khỏi tội rồi lo lắng quá sinh ra như điên cuồng, người nhà tìm khắp thầy khắp thuốc mà bệnh vẫn y nguyên, bỗng có thầy bảo bệnh này vì quá lo sinh ra nên làm cho mừng là khỏi, bèn lấy thiếc và đồng đúc thành bạc nén, chôn dưới vũng bùn, rồi đưa người bệnh đến đào, thấy được vô số bạc nén, mừng quá, khỏi bệnh.

5. Vì sợ quá sinh bệnh thì lấy lo mà chữa
Xưa có bà ở kinh đô làm nghề khâu vá thêu thùa rất khéo, một hôm khâu chiếc áo ngự gần xong lỡ tay rơi vào lửa cháy, sợ quá sinh bệnh rạo rực mất ngủ, kinh sợ không yên.
Thầy thuốc thăm dò căn bệnh mới báo ông chồng “bệnh này vì kinh sợ, không làm cho lo nghĩ thì khó khỏi” liền bày cách chữa. Sáng hôm sau, ông chồng sắm sửa hành lý giả cách đi sang ngoại quốc mua gấm về cho vua, bà vợ 10 phần lo nghĩ, bệnh giảm dần rồi khỏi hẳn.

6. Vì lo nghĩ sinh bệnh thì lấy sợ mà chữa
Xưa có ông Giám Quận vì lo nghĩ sinh bệnh, ngực tức cứng, cơm cháo không nuốt được, con ông mời Thái y là Hà Doãn chữa, Doãn bảo “Bệnh này nếu không lừa cho kinh sợ thì khó chữa được”. Thời ấy ông Lý Tấn Khanh làm ngự sử ngay thẳng liêm chính, ngày thường ông Giám Quận rất sợ, người con tới nhà cầu cứu ông Khanh. Khi đến ông Khanh bừng bừng nổi giận kể tội trách mắng, ông Giám Quận nghe đến run sợ, mồ hôi toát ra đầy lưng chốc lát là bệnh tiêu tan bởi vì lo nghĩ thì khí kết lại, kinh sợ thì khí nổi lên, khi nói thì thoát ra người nhẹ.

7. Vì thương nhớ sinh bệnh thì lấy ghét mà chữa
Có một cô gái rất mến mẹ, lúc gả chồng thì mẹ mất, cô thương nhớ quá sinh bệnh, tỉnh thần phờ phạc, ngủ li bì, thuốc không giảm, chồng mời lương y Hà Thế Lượng đến, ông bảo “cô này thương nhớ mãi thành bệnh phải dùng mẹo mà chữa”, bèn thầm đút tiền cho đồng bóng, đặn dò hôm sau chồng bảo vợ: “Mình nhớ mẹ thiết tha, không biết ở cửu tuyển mẹ có nhớ mình không? Sao không đến bà đồng nhờ gọi hồn mẹ lên mà hỏi”. Vợ nghe lời tới bà đồng, bà lên nói việc nhà không sai chút nào, người con khóc than, hồn mẹ quát: “Khóc làm chi, tao với mày xung khắc mà phải chết non nên tao muốn báo thù mày, sở dĩ ốm đau lôi thôi chính vì tao làm đó, tao với mày hết mẹ con mà là thù địch”. Nghe xong con gái không khóc nữa đổi sắc mặt nói, ta tưởng vì thương mẹ mà sinh bệnh lại hóa ra chính mẹ hại ta, thôi cần gì thương nữa.

Trích từ sách: TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN 
của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng 
do NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHOAI NƯA

Khoai nưa hay Khoai na - Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicols, = A. campanulatus (Roxb.) Blume ex Decne, thuộc họ Ráy - Araceae. Cây thảo sống lâu năm, có thân củ nằm trong đất; củ hình bán cầu, rộng đến 20cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt như củ khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau khi đã có hoa, thường chỉ có một lá có cuống cao tới 1,5m được gọi là dọc (cọng) dọc màu xanh sẫm có đốm bột; phiến chia làm 3 nom tựa như lá Ðu đủ. Cụm hoa gồm một mo to màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong màu đỏ thẫm, bao lấy một bong mo là một trục mang phần hoa cái ở dưới, phần hoa đực ở trên. Khoai nưa phân bố ở Ấn độ, Myanma, Trung quốc, Việt nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, khoai nưa mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được bà con nhiều địa phương đem về trồng từ lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh Lạng s...

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.