Chuyển đến nội dung chính

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH Ở MŨI

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH Ở MŨI

MŨI
39 Bài thuốc

1. Viêm mũi
- Kim ngân hoa 12g
- Lá tre 10g
- Bạc hà 10g
- Quả ké (giã nát) 20g
- Cam thảo đất 10g
- Kinh giới 10g
- Vỏ rễ dâu 8g
- Liên kiều 12g
Sắc với 2 bát nước còn 2/3 bát, uống sau bữa ăn.
Ngày uống 2 lần, bệnh nặng phải uống 15 - 20 thang.

2. Viêm mũi
- Rễ cây Mướp hương 500g (lấy cả gốc, cách trên mặt đất 20 phân trở xuống) rửa sạch, phơi khô, sắc kỹ, ngày uống 2 lần sau bữa ăn, mỗi đợt uống từ 3 - 5 ngày.

3. Trong mũi có thịt thừa
- Cuống dưa đá tán, thổi vào mũi ngày 3 lần thì khỏi.
- Cuống dưa đá, phèn chua, đều 1/2 đc tán, gói trong lụa nhét vào mũi, hoặc luyện với mỡ lợn viên mà nhét, ngày 3 lần.
- Lá Thanh hao giã nát, vôi trắng đều nhau, ngâm nước, lắng lấy nước trong, cô thành cao, nhỏ vào mũi.
- Rau mùi vò nát, nhét vào mũi 1 đêm sẽ rụng.

4. Trong mũi có mọc mụn, đau ngứa, hôi tanh
- Dái gà 1 đôi, yếm gà trọng lượng bằng dái gà, đậu xị 7 hạt để trên viên ngói mới, đặt trên lửa than sấy khô, tán, trộn với lòng trắng trứng gà làm bánh đặt trước lỗ mũi để nhử cho trùng ra hết là khỏi.
- Muội nồi tán, liều dùng 2 đc, uống với nước lạnh là khỏi.

5. Trong mũi sinh mụn lở đau nhức
- Ngó sen 1 mắt, đốt thành tro, tán, thổi vào mũi là lành.
- Lá đào non giã nhỏ, nhét vào mũi. Nếu không có lá thì dùng vỏ cành đào.

6. Phong tà nhập vào não, trong mũi đóng cục, tắc nghẽn chảy ra nước đục
- Lá lốt, Hương phụ mễ, Tỏi: 3 vị đều nhau, giã nát, nặn thành bánh, gói trong lụa thưa, đặt trên thóp, dùng âu đồng đựng ít than đỏ chườm trên miếng thuốc cho khí nóng thấu xuống thì nước mũi hết chảy.
- Chỉ dùng lá lốt tán, thổi vào mũi.
- Thạch xương bồ, Tạo giác, đều nhau, tán, gói lụa nhét vào mũi, nằm ngửa giây lát thì khỏi.
- Lông đuôi trâu trắng, lá chanh: 2 vị đều nhau, đốt tồn tính, tán, thổi vào mũi, nếu như có ra máu thì thêm Sơn chi tử cùng nghiền thổi vào mũi.
- Nam tinh thái mỏng, ngâm nước sôi 2 lần, sao khô 2 đc. Đại táo 7 quả, Cam thảo 5 phân sắc cho uống 3 - 4 lần thì vật trong mũi tự rơi ra, khí được chuyển động, nước mũi tự rút hết. Lại dùng tỏi với lá lốt giã nát, nặn thành bánh, vải thô gói lại đặt lên thóp, đặt âu đồng đựng than đỏ lên chườm sẽ tuyệt nọc.

7. Chuyên trị chứng tỵ uyên (viêm xoang mũi), mũi chảy ra nước hôi thối không lúc nào dứt
- Hạt nhãn đốt lên khói, dùng ống trúc dẫn khói xông vào mũi.
- Ké đầu ngựa sao tán, uống 1 - 2 đc với nước nóng, kiêng ăn thịt lợn.

8. Người già bị não lậu (viêm xoang) mũi chảy nước luôn
- Tỏi 4 - 5 củ, giã nát như bùn, rịt vào lòng bàn chân, băng chặt, nước mũi sẽ tự nhiên ráo.

9. Cam mũi, mỗi lở loét, dần dần sưng cả môi mép
- Mạt bạc dùng 1 lạng, nước 3 bát, sắc còn 1 bát, ngày rửa 3 lần.
- Gạc hươu 2 phần, phèn phi 1 phần, tóc rối 1 phần: đốt trên đèn cháy thành tro, đều nhau tán, trước dùng hoa tiêu nấu nước rửa chỗ loét cho sạch, rồi rắc thuốc bột vào, ngày làm 2 - 3 lần hoặc vết loét không thu miệng không khô được thì dùng rêu ngói, đốt tồn tính, tán rắc vào là thu miệng khô ngay.
- Dây mướp lấy đoạn phần gốc 5 - 3 thước, đốt tồn tính, tán, uống 1 lần 1đc với rượu ấm đến hết thì thôi.

10. Ngoài mũi nổi mụn nhọt chảy máu mủ
- Tổ ong nướng, tán, 1 lần uống 1 đc với rượu, ngày 3 lần.

11. Mũi tắc không thông vì phế khí xông lên
- Quả Màng tang 5 đc, lá Bạc hà 3 đc, hoa Kinh giới 1,5 đc: đều tán, thắng mật làm viên bằng hạt ngô đồng, 1 lần 1 viên ngậm nuốt.
- Lá hòe 1 nắm, nước 1 bát sắc còn 1/2, bỏ thêm 3 củ hành, 1 vốc đậu xị lại đun sôi, uống nóng sau bữa ăn, đến lành thôi.
- Gai bổ kết nướng, tán, thổi vào mũi gây hắt hơi.
- Phương trên thêm Xương bổ bằng với Bồ kết, Kinh giới bằng 1/2 tán, gói vải nhét vào mũi, nằm ngửa, giây lát sẽ kiến hiệu.
- Hạt Thầu dầu 200 hay 300 hạt, Đại táo 10 quả, đều giã nát, gói lụa nhét vào mũi, ngày thay 1 lần và quá 1 tháng thì biết được mùi.

12. Mũi nghẹt, hoặc mọc thịt thừa
- Can khương tán, thắng mật viên nhét vào mũi, ngày thay 1 lần.

13. Chuyên trị phong đỏ mũi
- Lưu hoàng, phèn chua đều nhau, tán, dùng quả cà giã nát, vắt lấy nước, hòa với thuốc bột, đắp vào mũi.
- Phương trên, nhưng không dùng Lưu hoàng.

14. Nục huyết (Chảy máu cam)
* Công thức:
- Liên ngẫu (tức là ngó sen hay mầm sen) 3 lạng
- Bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 1 lạng
- Cam thảo đất 0,1 đc
* Cách bào chế:
- Ngó sen, rễ cỏ tranh để tươi, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi rang sao hơi khô rồi cho Cam thảo đất vào sắc uống.
* Cách dùng:
- Người lớn uống cả thang.
- Trẻ em uống 1/3 thang.
Người máu hàn không nên dùng.

15. Viêm mũi, mũi đau nhức hay hắt hơi, nước mũi đặc hôi
- Rễ cây mướp hương 100g, rửa sạch, phơi khô, sắc đặc uống.

16. Viêm mỗi, ngứa mỗi, đau trong mũi, mũi hay chảy nước, hay hắt hơi
- Kim ngân hoa 20g, Sài đất 20g, sắc đặc uống.

17. Mũi chảy ra nước trong, gọi là tỵ uyên
- Tất bát (lá lốt) tán ra bột bôi vào.

18. Tắc mũi hoặc trong mũi sinh thịt thừa, hoặc lỗ mũi có mủ tanh
- Nhọ nổi đất tán bột, uống 1 đc với nước lạnh.

19. Lở trong mũi
- Mật đà tăng, Bạch chỉ đều nhau tán bột, sáp dầu trộn lẫn mà bôi.
- Huyền sâm tán bột mà đổ.
- Đại hoàng sống, Hạnh nhân đổ vào cối giã đều, hòa mỡ lợn mà bôi.

20. Trong mũi mọc ra thịt thừa
- Chu sa, Tế tân cùng tán nhỏ, điểm vào sẽ rụng.

21. Trẻ con cam loét mũi, dưới mũi có 2 vết đỏ
- Lấy Hoàng liên rửa vào nước gạo cho sạch, nghiền thành bột mà bôi.

22. Đỏ mũi, mặt nổi mụn (tỵ tra)
- Mật đà tăng 2 lạng, nghiền nhỏ, hòa sữa người, ban đêm bôi mũi, sáng sớm rửa đi.

23. Đỏ ở đầu mũi
- Hùng hoàng, Lưu hoàng đều 5 đc, Thủy phàn 2 đc, trộn với sữa người mới sanh mà bôi. Lấy muối luôn xát vào.

24. Đau ở trên mũi
- Lưu hoàng tán bột, trộn với nước lạnh đổ lên.

25. Uống rượu sinh đỏ mũi
- Lưu hoàng 1/2 lạng, Hạnh nhân 2 đc, Khinh phàn 1 đc, đêm nào cũng bôi vào.

26. Mũi lở ra mủ thối là có trùng
- Khổ sâm, Khô phàn mỗi vị 1 lạng, nước củ Sinh địa hoàng 3 cáp, nước 2 bát sắc lên, nhỏ từng giọt vào.

27. Thức ăn bị sặc vào mũi không ra được, lúc ăn thì đau
- Mỡ bò 1 miếng to bằng quả táo, nhét vào lỗ mũi, hút vào chỗ mỡ tiêu thì thức ăn sẽ theo xuống.

28. Cam mũi
- Mật gấu 1/2 phân, hòa với nước nóng bôi.

29. Máu mũi ra không ngừng, mồm với tai đều ra
- A giao sao, Bồ hoàng mỗi vị 1 lạng, nước ép củ Sinh địa 1 cáp, nước 1 cáp, sắc uống nóng, ở ngoài kíp lấy lụa buộc ngang 2 vú.

30. Mũi ra máu không ngừng (phương kinh nghiệm)
- Mực tán thơm mài đặc uống với rượu, ngoài lấy Sơn chi tử sao đen, tán bột, thổi vào mũi sẽ khỏi.

31. Mũi mặt đỏ tím vì phong, là phong nhiệt công lên và kinh lạc có phong nhiễm vào sinh ẩm chẩn (nổi mề đay)
- Lưu hoàng, phèn chua đều nhau, tán nhỏ, mỗi lần lấy 1 tí Hoàng đơn trộn nước bột mà bôi.

32. Lở lỗ mũi, hôi mồm
- Chó đẻ răng cưa, phơi khô tán, sao vàng tán bột, hồ mật viên cho uống.

33. Chảy máu cam (cứu cấp lúc đi đường)
- Bóp dập cọng hành lá mà ngửi, ngưng chảy.
- Chảy bên phải đưa thẳng cánh tay trái lên trời, dùng sợi thun nhỏ nịt ngón tay giữa của bàn tay đưa lên nơi lóng sát bàn tay, xong để tay xuống ngưng chảy.
- Chảy bên trái, đưa cánh tay phải lên.
* Thuốc uống:
- Đâm Cỏ mực cả cây và lá, hòa lọ chảo mà uống (dùng rau dền tía, mồng tơi tía cũng được)
- Bồ hoàng 6 chỉ, Ngũ linh chi 6 chỉ, sao đen, tán nhỏ, chia 6 phần uống 6 lần.
- Trái dành dành đốt thành than tán bột, thổi vô mũi.

34. Mũi chảy mủ
* Thuốc uống:
- Ý dĩ 10g
- Bí đao 40 g
- Nấu nước uống hằng ngày liên tục đến khi khỏi.
* Thuốc thoa:
- Hạnh nhân (bỏ vỏ) đâm nhuyễn, hòa với ít sữa tươi mà làm viên vừa nhét vô lỗ mũi đau, ngày 1 lần.

35. Mũi miệng ra máu có vòi
- Lá sen non 1 lạng
- Sinh địa 5 chỉ
- Lá hẹ tươi 1 lạng
- Gừng sống 1 chỉ
- Lá sen trắng 1 chỉ
Năm vị này đâm chung cho nhỏ, hòa ít nước tiểu trẻ em dùng nước đó mài mực xạ hòa chung các vị uống.

36. Mũi chảy nước dầm dề, không nên xem thường, lâu ngày hại óc
(1). Trái ké đầu ngựa: 1 nắm, phơi khô, tán, lấy rây làm bột mịn.
Người lớn: uống 3 - 4 lần /ngày, mỗi lần 1 muỗng cà phê.
Trẻ em: uống ngày 3 - 4 lần, mỗi lân 1/2 muỗng cà phê.
(2). Giã cỡ 10 tép tỏi cho nhuyễn, chia làm 2 mà rịt vào 2 lòng bàn chân.
Áp dụng song song 2 phương (1) và (2), hai ngày là hết.

37. Mụt nhọt trong mũi
- Đại hoàng và Hạnh nhân mỗi vị 5 phân, hai vị tán nhỏ, hòa mỡ heo mà xức.

38. Mụn thịt trong mũi
(1). Đốt 1 nhúm ngó sen, sao vàng, 1 nhúm Liên tu (tua nhụy sen). Gia thêm ít Băng phiến, Long não tán mịn mà bôi.
(2). Hùng hoàng, Tế tân, Khô phàn, Qua đế mỗi vị 5 phân, tán bột, hòa với mật chó đực, luyện viên nhỏ mà nhét vô lỗ mũi.

39. Mũi chảy nước hôi thối (Ty uyên), sờ thấy đau, sưng bầm đỏ
(1). Hoắc hương (nhánh và lá) 200g sấy khô, tán mịn trộn với mật heo, làm viên bằng hạt bắp sấy khô
- Người lớn: uống 8g/lần
- Trẻ em: uống 4 - 6g/lần, tùy tuổi.
(2). Bị lâu ngày: nước ra dầm dề, sinh hoa mắt, chóng mặt
Dây mướp (đoạn gần gốc) 150g, đốt tồn tính, tán nhỏ uống với rượu ấm.
Người lớn: uống 4 - 9g/lần
Trẻ em: tùy tuổi giảm liều lượng
(3). Trái ké đầu ngựa sấy khô, tán nhỏ 100g, mỗi lần uống 4 - 6g với nước chín.
Kiêng ăn thịt heo.

Trích từ sách: TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN 
của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng 
do NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHOAI NƯA

Khoai nưa hay Khoai na - Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicols, = A. campanulatus (Roxb.) Blume ex Decne, thuộc họ Ráy - Araceae. Cây thảo sống lâu năm, có thân củ nằm trong đất; củ hình bán cầu, rộng đến 20cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt như củ khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau khi đã có hoa, thường chỉ có một lá có cuống cao tới 1,5m được gọi là dọc (cọng) dọc màu xanh sẫm có đốm bột; phiến chia làm 3 nom tựa như lá Ðu đủ. Cụm hoa gồm một mo to màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong màu đỏ thẫm, bao lấy một bong mo là một trục mang phần hoa cái ở dưới, phần hoa đực ở trên. Khoai nưa phân bố ở Ấn độ, Myanma, Trung quốc, Việt nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, khoai nưa mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được bà con nhiều địa phương đem về trồng từ lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh Lạng s...

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.