Lộc vừng, Lộc mưng, Vừng, Rau búng hay Chiếc - Barringtonia acutangula (L.) Gaertn., thuộc họ Lộc Vừng - Lecyhidaceae. Vừng là cây gỗ có kích thước trung bình. Lá hình trái xoan thuôn, thon lại ở gốc, tù và hơi có mũi ở chóp, dài 8-12cm, rộng 4-5cm, màu lục nhạt, tối. Hoa nhiều, thành chùm dạng bông mảnh ở ngọn cành, dài 40cm hay hơn. Quả thuôn hoặc dạng bầu dục, dài 3km, dày 2cm, có 4 góc khá rõ, như là những cái cánh. Hạt đơn độc.
Lộc vừng là cây của vùng Himalaya, XriLanca, Mianma, Malaixia và Đông Dương... cho tớt Philippin và Úc. Thường gặp ở chỗ bị ngập nước, ven các hồ, suối rạch.
Các lá non thường được dùng ăn nhự các loại rau sống, thường ăn ghém với cá. Trong nhân dân, có câu tục ngữ:
“Cá lẹp mà kẹp rau Mưng,
Ông ăn một miếng, bà trừng mắt lên.”
Nhiều bộ phận khác của cây Lộc vừng được sử dụng làm thuốc. Vỏ cây có tính làm se, dùng uống trong chữa bệnh tả, bệnh lậu và bệnh sốt rét. Rễ đem nghiền ra trong nước lấy nước uống dùng cho phụ nữ để điều kinh và cũng dùng rửa mụn nhọt. Quả có tính chất làm se, dùng nghiền ra đặt vào chân răng để trị bệnh về răng. Nhưng cần lưu ý là nhân hạt chứa tamin, một chất gôm, hai saponin trong đó có một chất là độc. Ở miền Bắc nước ta, quả Lộc vừng thường được dùng để thuốc cá.
Ở Ấn độ, người ta lại dùng rễ để thuốc cá, vì rễ cũng rất đắng, cá ăn phải bị say nhưng không gây độc.
Trích từ sách: Cây Rau Làm Thuốc
của PTS Võ Văn Chi
do NXB TH Đồng Tháp ấn hành
Nhận xét
Đăng nhận xét