Rau mác hay Từ cô - Sagittaria sagittifolia L., thuộc họ Trạch tả - Alismataceae. Cây thảo có thân nằm dưới đất, ở đầu phình thành củ. Lá hình mũi mác có 3 thuỳ nhọn, cuống lá dài. Cán hoa mọc đứng, trần, dài 20-90cm, mang hoa từ nửa trên. Hoa trắng, khá to, tập hợn thành chùm đứt đoạn, xếp đối nhau, hoặc thành vòng 3 cái một. Quả bế dẹp.
Rau mác là loại Cây của các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Ở Việt nam, Rau mác mọc ở đầm lầy, ruộng lầy, ao đầm và những nơi có bùn.
Củ của Rau mác thu hoạch vào mùa đông, dùng để nấu hay luộc ăn. Lá non và cuống lá cũng luộc làm rau ăn được.
Củ Rau mác được dùng ăn làm thuốc bồi dưỡng, cường tráng và cũng dùng làm thuốc cầm máu. Chuyên dùng chữa sản hậu chóng mặt, đau nhói trong tim, cũng dùng chữa bệnh lậu có sỏi, chữa ho, ho ra máu nhưng uống nhiều thì có độc.
Hoa làm sáng mắt, trừ chứng thấp, đinh độc, trĩ, lậu. Lá dùng chữa thũng độc lâu ngày, trẻ em nổi đơn độc, mụt lở và hôi nách (gia nát đắp vào).
Trích từ sách: Cây Rau Làm Thuốc
của PTS Võ Văn Chi
do NXB TH Đồng Tháp ấn hành
Nhận xét
Đăng nhận xét