* Đặc tính:
- Mã thầy còn có tên gọi là định lê, là một loại củ khi luộc chín có mùi thơm, có thể ăn thay cơm. Tuy nhiên không nên ăn sống củ mã thầy vì dễ bị sinh bệnh sán lá, bởi sán lá ký sinh trong cơ thể người hoặc động vật, có thể đẻ 2000 trứng một ngày. Trứng sán theo phân ra ngoài, có mặi trong nước nở thành ấu trùng. Âu trùng này xâm nhập vào ốc dẹt, phát triển thành ấu trùng có đuôi, khi ra khỏi ốc đẹt thì bám vào củ mã thầy, ngó sen. Ấu trùng vào ruột sau ba tháng gây bệnh sán lá. Bệnh sán lá gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, suy dinh dưỡng, tắc ruột...
1. Chữa bệnh trĩ:
Lấy 500g củ mã thầy tươi bỏ vỏ, rửa sạch cho vào nấu với 90g đường đỏ, ăn ba ngày liền.
2. Chữa bệnh mề đay:
Bài thuốc:
- 90g mã thầy, bỏ vỏ, rửa sạch.
- 15g liễu khô hoặc 30g liễu tươi
Tât cả sắc lấy nước uống.
3. Chữa ho kéo dài:
Lấy 500g mã thầy bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát, dùng vải màn vắt lấy nước, trộn đều với 50g mật ong, thêm một ít nước vào đun sôi thu lây nước thuốc. Ngày uống 2 - 4 lần, mỗi lần 2 thìa.
4. Chữa nứt đầu vú:
Lấy một lượng mã thầy tươi, vừa phải, bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước bôi vào chỗ nứt.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - MÃ THẦY
Xem thêm: THÔNG TIỂU TIỆN VÀ THÔNG MẬT - Mã Thầy
Nhận xét
Đăng nhận xét