* Đặc tính sinh học và thành phần dinh dưỡng của bơ:
- Bơ thuộc loại cây lấy gỗ, lá xoan. Hoa bơ nhỏ, màu xanh lục hay vàng nhạt, đài có lông mịn, hoa từng cụm dày đặc. Trái mọng lớn, nạc, dạng trái lê, hình trứng hay hình cầu, màu lục hay màu mận tía khi chín.
- Cây bơ có nguồn gốc từ miền nhiệt đới châu Mỹ, được nhập trồng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20, chủ yếu ở Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên. Cây bơ ở Việt Nam thuộc chủng Antilles, ra hoa vào tháng 6 - 8.
- Trong 100gr thịt trái bơ chín, người ta phân tích thấy có 60g nước; 2,08g prôtid; 20,10g lipid; 7,4g gluxit; tro 1,26g; các chất khoáng: Ca 12mg, P 26, Fe 0,6mg, viamm A 205mg, B1 0,05mg, C 20mg, các aminaxit: cystin, tryptophan, ngoài ra còn có nhiều chất kháng sinh. Chính vì vậy mà trong sách Guines ghi bơ là trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Ngoài ra trong lá và vỏ cây chứa nhiều chất dầu dễ bay hơi (methyl - chavicol, alpha pinen) flavonoid, lanin...
* Công dụng:
1. Bơ là thực phẩm có tác dụng bổ dưỡng, làm cân bằng hệ thần kinh và có tính chất làm kích thích tình dục. ngoài ra còn có tác dụng chống tăng độ axit của nước tiểu, làm hạ cholesterol trong máu. Bơ cung cấp ít chất đường hơn loại quả khác nên rất thích hợp với những người bị đái tháo đường.
2. Lá, vỏ, cành non cây bơ trị tiêu chảy, lị, trừ ngộ độc thức ăn, giảm ho:
- Lấy 20 - 40g lá hoặc vỏ cành bơ sắc với 750ml thu 300ml nước thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn.
* Lưu ý: Loại thuốc này có tác dụng kích thích kinh nguyệt và có thể gây sảy thai nên phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên dùng.
3. Vỏ trái bơ có tác dụng chống giun sán.
4. Dầu trích từ hạt bơ có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ da tươi tắn, làm mềm dịu các loại da khô, sần sùi, bong vẩy, ngoài ra còn dùng làm dầu xoa mát xa vùng đầu, kích thích da đầu, giúp mau mọc.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Nhận xét
Đăng nhận xét