* Đặc tính :
- Đậu đồ tên chữ Hán là "Xích tiểu đậu" hay "Xích đậu”. Theo đại danh y Tuệ Tĩnh, đậu đó vị ngọt chua, tính bình không độc. về mặt dưỡng tính kiêm cả “công” lần "bổ", trị được cả chứng mụn lở, đi tả, đau buốt cơ thể, đái tháo, nôn mửa, có tác dụng bổ huyết và lợi tiểu, là thức ăn lý tưởng cho người mắc bệnh thiếu máu. Những người thiếu máu không dám ăn gan lợn nhưng đậu đỏ khắc phục được điều đó. Từ đậu đỏ có thể chế ra nhiều món khác tuỳ theo khẩu vị như hái lá non của cây đậu đỏ, rửa sạch, luộc chín, trộn với dầu và muối ăn thay được cơm, hoặc trái đậu non luộc ăn. Thời cổ, phụ nữ trước khi sinh nở thường ăn canh đậu xanh hoặc bánh đậu xanh để làm sạch máu. Sau khi đẻ nhất định phải ăn đậu đỏ tăng cường máu. Đối với sự điều tiết của cơ thể thì đậu xanh và đậu đỏ đều là thức ăn có tác dụng như nhau. Nhưng đối với phụ nữ cần hiểu rõ nét khác biệt để có cách sử dụng hiệu quả. Dùng đậu đỏ trong thời kỳ sinh con có tác dụng rất tốt. Cơ thể người mẹ khi mang thai đảm bảo được lượng máu đầy đủ thì con cái mới khoẻ mạnh.
1. Trị chứng "máu lưỡi bỗng tia ra như sợi chỉ":
Do nhiệt độ trong người hoành hành, lưỡi bị viêm nặng, sưng đỏ, đau buốt rồi trên mặt lưỡi bỗng tia ra máu, trông như sợi chỉ đỏ.
Dùng một thăng đậu đỏ, giã nát, hoà vào trong ba thăng nước, sau đó đổ vào miếng vải sạch, vắt lấy nước trong, chia làm nhiều lần uống sẽ mau lành bệnh.
2. Trị chứng ''nặng chân”:
Mua một con cá chép lớn nấu với một thăng đậu đỏ, ăn hết trong ngày, ăn vài lần như thế sẽ khỏi bệnh.
3. Chữa quai bị:
- Quai bị là chứng rất nguy hiểm, nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ biến chứng, gây vô sinh ở nam giới.
- Khi bị sưng quai bị, lấy một vốc đậu đỏ, tán nhỏ, trộn với lòng trắng trứng. hoà thêm một chút giấm, thoa dày lên chỗ sưng là khỏi.
4. Trị chứng '"Trĩ mạch lươn ra máu":
Trĩ mạch lươn còn gọi là "Trĩ rò”, là chứng trĩ cả trong và ngoài hậu môn đều mọc mụn, lở loét chảy máu, mủ và nước vàng.
Dùng ba thăng đậu đỏ, năm thăng giấm. Đem đậu đỏ nấu chín, phơi khô, tẩm giấm xong lại phơi, phơi khô lại tẩm... cứ như vậy đến khi hết giấm thì phơi lần chót cho khô rồi tán nhỏ đậu, chia ra làm nhiều phần, mỗi phần 12g, mỗi lần uống 12g với rượu, ngày uống 3 lần, rất công hiệu.
5. Đậu đỏ kết hợp với tỏi giúp tăng lực:
Khi cơ thể mệt mỏi, bạn có thể sử dụng thực phẩm đơn giản: kết hợp đậu đỏ với tỏi rất có hiệu nghiệm.
Lây một củ tỏi bóc vỏ, tách rời các nhánh, cho nước vào nồi, cho thêm nửa bát đậu đã vo vào: đun nhỏ lửa, đợi cho đậu đỏ mềm rồi thêm một ít đường và muối.
Hàng ngày đều đặn ăn một lần sẽ, khôi phục thể lực, tiêu trừ mệt mỏi và lợi tiểu. Mệt mỏi, mặt phù nể, đi tiểu không được, sau khi ăn món này vào sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều.
6. Làm sáng mắt, bổ huyết:
Lấy một bơ rưỡu đậu đỏ với bị đại hoàng và một bơ rưỡu đậu đỏ sấy khô, gộp cả hai thăng lại tán thành bột, mỗi lần uống một phần mười bơ với nước, mỗi ngày uống 3 lần. Bài thuốc này có thể làm hết đói được cả chục ngày không cần ăn cơm.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Nhận xét
Đăng nhận xét