* Đặc tính:
- Quả na đang lớn bị hỏng, khô đen hoặc có màu nâu đỏ, gọi là quả na điếc. Sách thuốc cổ gọi là Salê.
- Theo kinh nghiệm dân gian, quả na điếc dùng ngoài như một vị thuốc chống viêm chữa quai bị, sưng vú, áp xe.
- Quả na điếc khi dùng đem phơi khô, giòn, tán thành bột hoà với nước hoặc giấm cho sền sệt.
1. Chữa viêm họng:
- Quả na điếc 50g
- Nhân hạt gấc 20g
- Sinh địa 30g
- Rễ xạ can 30g
- Cam thảo dây 25g
- Lá bạc hà 50g
- Lá chanh 25g
- Lá táo 25g
Tất cả phơi khô, tán nhỏ, trộn đều với đường nấu thành siro rồi vo viên, mỗi viên 0,5g.
Người lớn uống 6 - 8 viên, chia làm 2 lần trong ngày. Trẻ em 2 - 6 viên chia làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.
2. Chữa sốt rét:
- Quả na điếc 40g
- Giun khoang cổ 80g
- Phèn phi : 20g
Đem quá na điếc đập vỡ vụn, tẩm rượu, sao vàng. Giun lộn trái, rửa sạch tẩy bằng rượu, phơi khô, sao vàng. Hai thứ trộn với phèn phi, tán bột mịn và luyện với nước tỏi, làm viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 viên. Dùng liên tiếp trong 10 ngày.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: Chữa Cảm Sốt - Na
Xem thêm: CÂY QUẢ CÂY THUỐC - NA
Nhận xét
Đăng nhận xét