* Đặc tính:
- Thường gọi là rau xương sông, tên Đông y gọi là hoạt lộc thảo, hà mơ lau, ngoài ra nó còn có tên là ngọc môn tinh và tên khoa học là Bbemeamysiocephala DC.
- Cây xương sông mọc hoang ở khe núi, ruộng vườn. Thân cây to bằng ngón tay, cao độ hơn 1m. Lá xương sông dài, đầu ngọn cứng, dầy, xung quanh mép có răng cưa, mặt lá phía trên hơi nhọn, có lông nhỏ, sắc lá xanh lục, mùi lá thơm hăng (mùi dầu hoả). Tháng 3 - 4 có hoa, hoa tự kết đầu mầu vàng nhạt, một cành có nhiều hoa, có nhựa. Tháng 5 - 6 sấy nhẹ đến khô, bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt vì lá dễ mốc, gây sâu bọ.
* Công dụng:
1. Chữa cảm, sốt, ho suyễn, đầy bụng, nôn mửa:
Dùng 15 - 20g lá xương sông khô sắc lên hoặc cho vào ấm nước đun sôi uống.
2. Chữa tan ứ máu tụ, giải khí nóng tích lại trong bụng, chữa tê thấp, dư phiền khát:
Dùng lá, rễ xào nóng, chườm, đắp ngoài da nơi đau rức.
3. Ngoài ra có thể dùng cây xương sông làm món ăn:
Ăn sống: Lá non rửa sạch bằng thuốc tím hoà loãng hoặc nước muối.
Dùng xương sông làm gia vị như gói thịt rán (chả xương sông), nấu với cá, ăn để phòng ngộ độc.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: Chữa Cảm Sốt - Xương Sông
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - XƯƠNG SÔNG
Nhận xét
Đăng nhận xét