* Đặc tính:
Khổ sâm còn gọi là lá úc đúc, dân tộc Thái còn gọi là có chạy đón, cây nhỏ, cao 1 - 2m, cành thon mảnh. Lá mọc so le có khi tụ họp nhiều lá như kiểu mọc võng, hình mũi giáo, tù ở gốc, đầu thuôn thành mũi nhọn, mép nguyên, Dài 5 - 9cm, rộng l - 3cm, hai mặt có lông hình khiên, óng ánh như lá nhót, dày hơn ở mặt dưới, 3 gân chính tỉa từ gốc hợp với 2 tuyến dạng răng nhỏ, cuống lá cũng có lông hình khiên. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành, dài 2 - 7cm, gồm cả hoa đực và hoa cái hoặc cụm hoa đực và hoa cái riêng, lá bắc hình vảy rất nhỏ, hoa đực có cuống ánh bạc, 5 lá đài hình bầu dục, 5 cánh hoa thuôn dài, có lông mịn ở mép, nhị 12, chỉ nhị có lông tơ ở phần dưới, hoa cái có 5 lá đài hình bầu dục, mũi mác bầu hình cầu thuôn dần ở đỉnh. Quả hình cầu khi khô nứt thành 3 mảnh, trên đỉnh mỗi mảnh có một bướu nhỏ, màu hung đỏ, có lông ánh bạc, hạt hình trứng có mỏ, màu nâu hung, mùa hoa quả tháng 5 - 8.
- Theo y học cổ truyền. khổ sâm có vị đắng, chát, hơi ngọt, mùi hôi hắc, tính mát, có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, tiêu độc.
* Công dụng:
1. Chữa đau họng không rõ nguyên nhân:
Nhai khổ sâm tươi với muối, nếu có nôn, sôi bụng, thì thêm một nhánh gừng sống.
2. Chữa đau bụng lâm râm, khó tiêu:
- Lá khổ sâm 30- 40g
- Lá ngấy đúm 30- 40g
Tất cả phơi khô, thêm ba lát gừng sắc lấy nước thuốc uống thay trà.
3. Chữa kiết lị, tiêu chảy:
Bài thuốc 1:
Lá khổ sâm, lá phèn đen, mỗi thứ một nắm sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày một thang.
Bài thuốc 2:
- Khổ sâm 16g
- Hương phụ 10g
- Củ sả 6g
- Vỏ quýt 6g
- Gừng khô 3 lát
Tất cả sắc lấy uống, mỗi ngày một thang.
4. Chữa khắp mình nổi mẩn ngứa:
Lấy lá khổ sâm, kinh giới, lá đắng cay, lá trầu không, nâu bằng nước sông, tắm rửa.
5. Chữa vảy nến:
- Khổ sâm 15g
- Huyền sâm l5g
- Kim ngân 15g
- Sinh địa 10g
- Quả ké 10g
Tất cả làm thành viên nén, ngày uống 20 - 25g
6. Chữa sa sinh dục:
- Khổ sâm 10g
- Phèn phi 25g
- Bồ công anh 10g
- Thổ phục linh 10g
Tất cả lấy nước rửa âm đạo, cách một ngày làm mội lần.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Nhận xét
Đăng nhận xét