* Đặc tính:
- Quả mận được nhiều người ưa thích. Quả mận khi chín chuyển từ màu xanh sang màu tím thẫm, có vị chua chát, tính bình, ăn ít thì bớt đau nóng khớp xương, nhưng ăn nhiều thì sinh nóng âm ỉ trong bụng.
- Rễ mận có tính lạnh. Nhân hạt mận có vị đắng, tính bình. Hoa mận thơm, vị đắng. Nhựa mận có vị đắng, tính lạnh. Lá mận có vị chua, tính bình.
*Công dụng:
1. Chữa khí hư bạch đới:
Rễ mận 20 - 30g sắc lấy nước thuốc uống.
2. Chữa tàn nhang sạm đen:
Hoa mận giã nhuyễn, xát vào vùng da bị tàn nhang độ 5 phút da sẽ sáng ra.
3. Chữa mắt sưng đau:
Dùng 1 - 2g bột nhân hạt mận uống với nước sắc (hoặc hãm) từ hạt muồng (sao).
4. Chữa trẻ sốt cao co giật:
Lấy 20 - 30g lá mận sắc lấy nước uống.
5. Chữa phiền khát, hơi cuộn đau lên từ phía dưới tim, bệnh ly, bạch đới:
Lấy 20 - 30g sắc uống.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ MẬN
Xem thêm: CÂY QUẢ CÂY THUỐC - MẬN
Nhận xét
Đăng nhận xét