* Đặc tính:
Đỗ quyên có tên khoa học là Rhododendron Simsii Planch, còn gọi là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa... Dân gian thường thu hái hoa vào mùa xuân, lá vào mùa hạ và rễ vào mùa đông đem phơi khô trong bóng râm hoặc dùng tươi để làm thuốc.
Trong hoa chứa nhiều anthocyanin và flavonoid, anthocyanin thường thấy nhất là cyanidin 3-glucosid và cyanidin 3,5-diglucosid. Flavanoid thường thấy nhất là azaleatin 3-fhamnóyi glcosid. Trong lá và cành non có chứa Flayonoid, coumarin, triterpen, organic acid, amino acid, tamin, phenol, stenol, cardiac, glycosid, volatil oil …; riêng lá còn chứa cersolic acid và andromedotoxin. Hoa đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hoà huyết, điều kinh, trừ đàm chỉ khái, khử phong thấp và làm hết ngứa, được dùng để chữa các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, băng lậu, tổn thương do ngã, phong thấp, thổ huyết, nục huyết...
Lá có vị chua, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu chủ trị ung thũng, mụn nhọt, xuất huyết do chấn thương, dị ứng, viêm khí phế quản...
Rễ vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hoà huyết, chỉ huyết, trừ phong thấp, giảm đau, được dùng để chữa các chứng xuất huyết, kinh nguyệt không đều, băng lậu, trĩ xuất huyết, lỵ, viêm khớp, thương tổn do ngã...
* Công dụng:
1. Viêm khí phế quản mạn tính:
- Lá đỗ quyên 30g
- Lá nhót 15g
- Diếp cá 24g
Tất cả sắc lấy nước thuốc uống ngày 3 - 4 lần.
2. Nôn ra máu, chảy máu mũi:
- Hoa đỗ quyên 15g
- Rễ đỗ quyên khô 15g
Cho hai vị thuốc trên vào ẩm, đổ xâm xấp nước rồi sắc lên, chắt lấy nước uống.
3. Chữa nấm tóc:
- Hoa đỗ quyên 60g
- Hoa trẩu 30g
Tất cá phơi khô tán bột, trộn với dầu rồi bôi (nếu cạo hết tóc rồi bôi thì càng tốt).
4. Viêm loét dạ dày:
- Rễ đỗ quyên 12g
- Cành lá mộc hương tươi 15g
- Quất bì 12g
Tất cả sắc lấy nước thuốc uống.
5. Chữa áp xe vú giai đoạn viêm tấy:
Lấy 15 - 30g rễ đỗ quyên sắc uống.
Bên ngoài dùng lá tươi và hương phụ giã nát đắp với nơi bị áp xe, bệnh rất mau lành.
6. Viêm bạch mạch do giun chỉ:
- Rễ đỗ quyên tươi 60g
- Giáp mê (Viburnum dilatatun Thunb) 60g
Tất cả sắc lấy nước thuốc uống.
7. Khí huyết không đều:
- Hoa đỗ quyên trắng 15g
- Rễ đỗ quyên 15g
- Cây hàm ếch 15g
Tất cả sắc lấy một chén nước thuốc cho bệnh nhân uống.
8. Rong kinh:
- Rễ đỗ quyên 30g
- Kim anh tử 30g
- Tuyền phúc hoa 24g
- Tây thảo 15g
Tất cả sắc lấy nước thuốc, ngày uống 2 - 3 lần.
Hoặc dùng rễ đỗ quyên 30 - 60g sắc uống với một chút rượu vang. Hay dùng 60g hoa đỗ quyên sao rượu rồi sắc uống.
9. Chữa chứng đau bụng của sản hậu:
Lấy 30 - 60g rễ đỗ quyên tươi sắc uống. Ngày uống 3 - 4 lần.
10. Chữa chứng xuất huyết sản hậu:
Lá đỗ quyên một nắm sắc cùng với một chút rượu rồi uống.
11. Chữa rối loạn kinh nguyệt:
- Rễ đỗ quyên 15g
- Rễ bạc hà 15g
- Ích mẫu thảo 15g
- Hoa hồng 9g
Tất cả sắc lấy nước thuốc uống.
Nếu có đau bụng, đau lưng và màu kinh nhợt thì dùng:
- Rễ đỗ quyên 30g
- Rễ hải kim sa 30g
- Ô dược l5g
Sắc uống trước kỳ kinh 1 - 2 tháng.
12. Chữa chứng lòi dom:
- Rễ đỗ quyên tươi 30 - 60g
- Ruột già lợn 1 đoạn
Tất cả sắc, lấy nước đặc uống ngày uống 3 - 4 lần.
13. Chữa dị ứng:
Lấy lá đỗ quyên tươi nấu nước tắm. Dùng đến khi nào khỏi bệnh.
14. Chữa mụn nhọt và viêm loét vùng gáy (đối khẩu sang):
Lấy lá đỗ quyên và trắc bách diệp tươi giã nát, trộn với lòng trắng trứng gà và mật ong rồi đắp lên nơi bị tốn thương.
15. Ung nhọt và viêm loét phần mềm:
Lấy cành hoặc lá non đỗ quyên giã nát, đắp lên vết thương.
16. Trị vết thương do ngã:
Nếu đau nhức nhiều, dùng 1,5g hạt đỗ quyên tán bột uống với một chút rượu. Nếu có xuất huyết dùng lá đỗ quyên tươi giã đắp hoặc lá khô, tán bột rắc vào vết thương để cầm máu. Nếu bầm giập sưng tấy nhiều, dùng lá tươi và nghệ vàng lượng vừa đủ, giã nát, chế thêm một chút rượu rồi bó vào nơi tốn thương kết hợp sắc 20 - 30g rễ đỗ quyên lấy nước, ngày uống 3 - 4 lần.
17. Bất tỉnh nhân sự do quá sợ hãi hoặc chấn thương cơ học:
Dùng rễ đỗ quyên bỏ vỏ thô bên ngoài, sấy khô tán bột, rồi lấy một ít thối vào mũi người bệnh sẽ tính nhanh.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Nhận xét
Đăng nhận xét