* Đặc tính:
Cây riềng thường được nhân dân ta trồng lấy củ. Khi thu hoạch củ riềng cắt bỏ phần rễ, rửa sạch, thái nhỏ phơi khô. Khi tươi củ riểng có màu vàng nhạt, khi khô chuyển màu đỏ. Riểng là gia vị làm cho nhiều món ăn ngon hơn, đồng thời là vị thuốc kích thích tiêu hoá, giúp ăn ngon và chữa các chứng ăn khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy.
Một thành viên đặc biệt (có trong cả củ gừng) trong củ riềng, đó là một loại tinh dầu có thành phần chủ yếu là xincola và metylxinamal.
Theo Đông y, riểng vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hoá, chữa đầy bụng, chậm tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa. Liều lượng mỗi ngày từ 3 - 6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc rượu thuốc.
* Công dụng:
1. Chữa ăn uống khó tiêu, đầy hơi:
- Gừng khô 40g
- Riềng khô 40g
Tất cả tán nhỏ, hoà với mật lợn, viên thành những viên nhỏ bằng hạt ngô. Người lớn liều dùng 20 viên/ngày. Trẻ em liều dùng 5 - 10 viên/ngày tuỳ theo tuổi.
2. Chữa đau bụng, tiêu chảy do nhiễm lạnh:
- Củ riềng (sao khô) 80g
- Củ gấu 40g
Củ gấu phải sao cho hết lông, giã dập, sau đó tiếp tục sao chế cả 2 vị này, sấy khô, tán nhỏ, rây mịn, cho vào lọ đậy kín dùng dần.
Người lớn mỗi lần uống 8g với nước trà nóng. Trẻ em tuỳ tuổi mỗi lần uống từ 2 - 6g hãm với nước sôi, lọc trong rồi cho uống.
3. Chữa đau bụng, nôn mửa:
Lấy 8g củ riềng và một quả đại táo, sắc với 300ml nước, thu 100ml nước thuốc, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Riềng
Xem thêm: Củ RIỀNG
Xem thêm: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - RIỀNG
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - RIỀNG
Xem thêm: CÂY RAU CÂY THUỐC - RIỀNG
Nhận xét
Đăng nhận xét