CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ:
Cây hẹ có vị tính cay, hơi chua, ôn và không độc, có công hiệu làm cho khí huyết lưu thông, giải độc, trị tức ngực, trị ung thư thực quản, buồn nôn, thổ huyết, chảy máu cam, đái ra máu, té ngã bị tổn thương, bị côn trùng độc cắn, bọ cạp cắn...
MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG:
+ Trị chứng dương suy, thận lạnh làm đau ngang thắt lưng và lạnh hoặc chứng di tinh:
Lá hẹ 150g, thịt quả hồ đào 30g (bỏ vỏ) cùng với dầu mè (vừng) xào chín, mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 1 tháng.
+ Trị chứng thổ huyết hoặc nôn ra máu, đổ máu cam, máu chảy dầm đề hoặc đái ra máu:
Lấy l kg hẹ giã vắt lấy nước, 0,5 kg sinh địa thái lát nhỏ ngâm vào trong nước hẹ sau đó phơi ở ngoài nắng to. Khi sinh địa có màu đen và nước hẹ đã khô thì cho vào cối giã nát thành cao rồi viên thành từng viên to bằng hạt ngô uống ngày 4 viên vào buổi sáng và tối với canh củ cải trắng.
+ Trị chứng lỵ nhưng chỉ đi ra nước:
Lấy lá hẹ xào qua rồi đem nấu cháo ăn.
+ Trị chứng cồn cào buồn nôn:
Dùng 70g hẹ giã vắt lấy nước, 20g gừng sống giã vắt lấy nước. Lấy hai thứ nước hòa với 1 chén sữa bò, tươi đem hâm nóng rồi uống.
+ Trị chứng tiêu khát:
Dùng cả cây hẹ còn non, ngày 100-200g có thể xào hoặc nấu canh nhưng không cho muối vì kỵ muối. Ăn khoảng 10 kg là đủ.
+ Trị chứng lòi rom không co lại được:
Lấy 300g đến 400g hẹ sống thái nhỏ, cho thêm giấm vào xào nóng lên. Chia làm 2 lần dùng vải hoặc khăn, bọc vào lăn lên chỗ lòi rom đến nguội thì thôi.
+ Trị đau răng:
Lấy 1 nắm rau hẹ (cả rễ) rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp vào chỗ răng đau.
Ngày đắp 5-6 lần, mỗi lần đắp cách nhau 2 giờ.
+ Trị chứng thối tai:
Lấy 1 nắm lá hẹ rửa kỹ, giã nát nhuyễn vắt lấy nước cốt rỏ vào tai, khoảng 3-4 lần.
+ Trị côn trùng chui vào lỗ tai:
Giã hẹ vắt lấy nước nhỏ vào tai.
+ Trị chứng viêm họng nặng:
Lấy 1 nắm lá hẹ hơ nóng đặt vào trước cổ rịt lại. Khi thấy nguội thì lại thay lá hẹ. Lặp lại vài lần
+ Chữa lên cơn hen cấp:
Lá hẹ 1 nắm sắc lên uống thì hạ cơn.
Ngoài những tác dụng chữa bệnh của lá, thân hẹ thì rễ và hạt cũng là những vị thuốc quí.
Rễ hẹ có thể nấu nước uống:
Rễ tươi, ngày 40-80g, hoặc giã nát vắt lấy nước uống dùng ngoài thì giã nát đắp vào chỗ đau. Có công hiệu trị chứng tức ngực, ăn không tiêu gây trướng bụng thổ huyết, chảy máu cam, di tinh và tiêu tan những nơi bầm máu.
Hạt hẹ:
Thu hoạch vào mùa thu khi quả (trái) chín hái phơi khô và vò cho hạt rụng ra. Hạt hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm có thể dùng sông hoặc sao lên dùng. Liều lượng dùng 4-10g nấu nước uống trong ngày hoặc tán bột viên thành viên uống. Hạt hẹ có công hiệu rất tốt cho việc chữa bệnh của đàn ông.
Lưu ý:
- Người âm suy, bốc hỏa không nên dùng hẹ.
- Không nên dùng hẹ vào mùa nóng.
- Hẹ rất kỵ với thịt trâu, mật ong.
Bài viết được trích từ sách: TỰ CHỮA BỆNH BẰNG CÂY THUỐC NAM
do Trần Hải Yến biên soạn, NXB Thời Đại ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: CHỮA HO HEN - Cây Hẹ
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - HẸ
Nhận xét
Đăng nhận xét