Tên khác: Hàm đào, Kinh đào, Chu đào, Tử anh, Lạp anh, Anh châu, Sơn anh...
Tên khoa học: Prunus pseudo-cerasus Lindl (Prunus pauciflora Bunge). Họ Hoa Hồng (Rosaceae)
Nguồn gốc:
Cây nguồn gốc châu Á, mọc nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản, nơi được coi như đất nước của (Sakura) Anh đào, Cây phân bố tại nhiều tỉnh ở Trung Quốc (Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, An Huy, Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Sơn Tây v.v...).
Mô tả:
Là cây ăn quả, sống lâu năm, cao khoảng 2,5m. Lá hình trái xoan, mép khía răng, cành lá non phủ lông tơ. Hoa nhỏ, màu trắng hồng; đài, tràng hoa 5 cánh, nhiều nhị; bầu thượng, vòi nhụy không lông. Quả hạch gần hình cầu, lúc chín màu đỏ.
Mùa hoa: tháng 3-4; mùa quả: tháng 5.
Bộ phận dùng:
Rễ, cành, lá, quả hạch, vỏ, hoa,
Thành phần hoá học:
Hạt chứa glycosid, thuỷ phân cho acid cyanhydric. Vỏ cây chứa genkwanin snkuranentin v.v...
Theo đông y:
Tính vị: Anh đào tính vị: Cam, Ôn.
Công dụng:
Ích khí, khu phong thấp. Dùng điều trị: chứng tê liệt, tứ chi bất nhân (chân tay tê dại không cử động được); phong thấp, thất lưng đầu gối tê đau, sang nhọt).
Cách dùng, liều lượng:
Uống: Ngày dùng (8-12) dạng thuốc sắc, hoặc thuốc ngâm rượu; Để uống.
Dùng ngoài số lượng thích hợp.
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Xem thêm: TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - ANH ĐÀO
Nhận xét
Đăng nhận xét