Tên khác: Thạch Trúc, Cẩm chướng hoa kép, Lạc dương hoa.
Tên khoa học: Dianthus chinensis L. Họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae).
Nguồn gốc:
Cẩm chướng gấm, nguồn gốc Trung Quốc; nhập trồng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, để làm cây cảnh, với hoa thơm mắt, màu sắc đẹp, trồng ngoài vườn hay trong chậu.
Mô tả:
Cây hoa Cẩm chướng gấm, giống mọc 2 năm; lá hẹp màu xanh lam. Hoa mọc ở đầu cành. Đầu cánh hoa xẻ răng cưa; hoa có nhiều màu: trắng, hồng, đỏ, tím hoặc lốm đốm; đơn hoặc kép. Ở xứ lạnh, cây ra hoa tháng 4 - 6; quả tháng 6 - 8.
Ở Việt Nam, trồng Cẩm chướng gấm, gieo hạt 90 ngày, nhổ cây đưa vào vườn ươm 25 - 30 ngày, rồi bứng đi trồng ở vườn hay ở chậu. Từ khi hạt nảy mầm đến khi cây ra hoa nhiều là 110 - 120 ngày.
Bộ phận dùng:
Toàn cây, thu hoạch vào vụ hè, thu, loại bỏ các tạp chất làm sạch, phơi, sấy khô nhẹ độ. Giủ được màu xanh lục đẹp.
Thành phần hoa học:
Cây tươi chứa: thuỷ phần 77,3%, protein 2,62%. Hoa chứa tinh dầu, trong đó có: eugenol, phenylethylalcohol, benzyl benzoat, benzyl salicylat, methyl salicylat. Toàn cây chứa saponin, một số loại đường, vitamin.
Tác dụng:
- Lợi niệu
- Đối với đường ruột
- Đối với hệ tim mạch
Theo Đông Y:
Tính vị, quy kinh: Khổ, hàn; vào các kinh tâm, thận, tiểu trưởng, bàng quang.
Công dụng: Thanh nhiệt lợi thuỷ, tán huyết thông kinh.
Điều trị: Tiểu tiện không thông, lâm bệnh thuỷ thũng, kinh bế, ung thũng, mục xích, nhọt độc mạn tính.
Cách dùng, liều lượng:
Uống 6 - 12g, dạng nước sắc hoặc hoàn tán.
Dùng ngoài: tán bột mịn, bôi, đắp.
* Theo Medicinal plants in China - WHO - 1989, dùng điều trị:
- Nhiễm khuẩn đường sinh dục tiết niệu
- Tiện huyết.
- Vô kinh
- Eczêma.
Liều dùng 5 - 10 g.
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Nhận xét
Đăng nhận xét