Tên khác: Săng lẻ, Bằng lăng ổi, Rơ gia, Tồruon (Ba Na).
Tên khoa học: Lagerstroemia caliculata Kurz. Họ Tử Vi (Lythraceae).
Nguồn gốc:
Cây mọc hoang từ Thanh Hoá, Nghệ An, dọc Trường sơn, vào Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh (Việt Nam); cây còn có ở Lào, Cămpuchia.
Mô tả:
Cây gỗ cao 20 - 30m, cành non, có lông màu hung, cành già nhẵn. Lá hình mác, mặt trên có lông hình sao, sau nhẵn, mặt dưới lông dày hơn. Cụm hoa hình chùy ở đầu cành, có lông màu vàng, hoa màu trắng, nhiều nhị. Quả nang hình trứng, đầu có mũi nhọn, khi chín nứt thành 6 mảnh.
Mùa hoa, quả: tháng 5 – 7.
Bộ phận dùng: Vỏ cây.
Thành phần hoá học:
Vỏ cây chứa tanin catechic và gallic 7%, flavonoid, acid hữu cơ, chất nhầy, gôm, saponin, coumarin, alcaloid, sterol.
Tác dụng: Kháng khuẩn
Công dụng, cách dùng:
Chữa bỏng: Liều dùng 300 g vỏ. Lấy 100 g nấu với nước cho đặc, dùng để rửa vết bỏng. Lấy 200 g vỏ còn lại, băm nhỏ, nấu với nước, hai lần, đem lọc, cô thành cao lỏng. Ngày bôi 2 - 3 lần cao lòng lên vết bỏng, không cần băng.
Chữa tiêu chảy: Vỏ thân phơi khô, sắc, uống hoặc tán bột làm viên uống. Mỗi lần dùng 6g, ngày dùng 2 - 3 lần; một đợt điều trị 7 - 10 ngày.
Chữa nấm da (hắc lào): Vỏ thân ngâm trong rượu 60% với tỷ lệ 20 - 30%, dùng bôi ngoài.
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Nhận xét
Đăng nhận xét