Tên khác: Cốc tinh chu (cụm hoa hình đầu), Phật đầu cầu, Thiên tinh thảo, Ngư nhỡn thảo, Trân châu thảo, Lưu tinh thảo.
Tên khoa học: Eriocaulon cinereum R.Br. [E. Sieboldianum Sieb. et Zucc: E. heteranthum Benth; E. formosanum Hayota]. Họ Cỏ dùi trống (Eriocaulonaceae).
Nguồn gốc:
Cây thảo, sống 1 năm, cao 15 - 20 cm, sống ở nơi ẩm thấp cạnh hồ, ao hoặc bờ ruộng. Rễ chùm, mềm, nhỏ, lá mọc thành cụm, dài, bao ngoài, phiến lá có gân dọc rõ. Khóm cuống hay cán, thân mang cụm hoa mọc từ khóm lá lên; thân nhỏ, mọc thẳng, dài hơn lá, có cạnh dọc. Cụm hoa đạng đầu, hình cầu tròn; phấn hoa màu trắng; quả hình trứng ngược, nứt ra. Mùa thu, hái lấy cụm hoa, rửa sạch, phơi khô.
Theo Đông y:
Tính năng: Tân, cam, bình; sơ tân phong nhiệt, minh mục (sáng mắt), thoái huỷ (màng mộng mắt).
Các bài thuốc nghiệm phương chọn lọc:
1. Điều trị quáng gà (Dạ manh): Cốc tinh thảo 30g, gan dê 1 cỗ. Cách dùng: hấp cách thuỷ nhừ; ăn gan dê; uống nước thuốc.
2. Trị phong nhiệt, mục ế (mắt có màng): Cốc tinh thảo 40g, Bạch đậu hủ (đậu phụ) 2 miếng. Hấp cách thuỷ 1 giờ, uống thuốc sau bữa cơm, ngày dùng 1 lần.
3. Trị mũi bị kích thích; tâm bứt rứt không yên. Dùng Cốc tinh thảo, số lượng thích hợp, sấy khô, tán bột mịn mỗi lần uống 6 g, dùng canh nóng uống với bột thuốc.
4. Trị viêm màng kết hợp mắt: Cốc tinh thảo, Thuỷ tặc, số lượng bằng nhau; sấy khô, tán bột mịn. Dùng mỗi lần 2g; uống với nước đun sôi cồn ấm, mỗi ngày uống 3 lần.
5. Trị trẻ em, lòng bàn chân, bàn tay nóng, vật vã không yên: Cốc tinh thảo 20g, gan lợn 50g. Hấp cách thuỷ 1 giờ, uống nước thuốc, ăn gan; ngày 1 lần.
6. Trị đau đầu (chứng can đương bốc lên): Cốc Linh thảo 30g, Thương nhi thảo, Hạ khô thảo mỗi vị thuốc 7g, sắc nước đề uống.
7. Trị ngoại cảm phong nhiệt, nhức đầu: Cốc tỉnh thảo 7g, Dã cúc hoa 10g, lá Dâu 10g, Lô căn 20g, sắc nước để uống.
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Nhận xét
Đăng nhận xét