Tên khác: Mao Nhụy Hoa (cây), Ngưu Nhĩ Thảo, Đại Mao Diệp.
Tên khoa học: Verbascum thapsus L. Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Nguồn gốc:
Cây nguồn gốc Trung Âu và Trung Á. Từ lâu đời, cây được dùng làm thuốc trong dân gian. Cụm hoa hình bông, hoa hình phễu màu vàng đẹp, lá to với lông đen, mịn, trắng xám.
Mô tả:
Cây sống 2 năm, to, khoẻ, cao, có lông dài như sợi bông, màu trắng xám, lá to hình bầu dục, dày; khía tai bèo. Hoa to màu vàng tượng đối đều, mọc thành cụm hoa là bông dài mọc ở ngọn. Quả nang hình cầu.
Bộ phận dùng: Hoa (thu hái, phơi trong râm để giữ màu).
Thành phần hoá học:
Hoạt chất chủ yêu là chất nhầy; ngoài ra còn có chất màu, chất đường, chất sáp và nhựa v.v...
Tác dụng: Chất nhầy làm dịu (viêm), làm mềm.
Công dụng:
Bổ phổi, ngừng ho, dùng riêng hoặc phối hợp với các hoa khác như Hoa Khoản đông, Cẩm quỳ, Thục quỳ, Miêu cước để thành thang thuốc bổ phổi ngừng ho (espèces pectorales).
Dioscorid, thày thuốc Hy Lạp (thế kỷ I) đã dùng rễ cây chữa bệnh phổi.
Plimius, nhà tự nhiên học, dùng lá cây chữa viêm phế quản.
Thánh Hildegarde chữa khản tiếng bằng nước sắc hoa, lá. J. Palaiseul dùng thuốc hãm 3g hoa khô trong 100g nước sôi, ngày uống 3 - 4 lần để chữa viêm phế quản, chứng sổ mũi dai dẳng, hen, cảm lạnh, ho khan, thuốc làm dịu và an thần. Thuốc hãm ngọt, dễ chịu vì cánh hoa chứa tới 10% glucose.
Theo Đông y:
Tính vị: Tân, khổ, hàn (theo Trung Dược Đại từ điển)
Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, tán ứ.
Điều trị: Phế viêm (viêm phổi), viêm họng mạn tính, mụn nhọt độc, bị đánh bị ngã tổn thương, xuất huyết dưới đa.
Cách dùng, liều lượng:
Uống: ngày dùng 12 - 20g dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài: Tán bột hoặc giã nát, bôi đắp chỗ đau.
Chú thích: Thang thuốc giảm ho, bổ phế (espèces pectorales) gồm có các loài hoa theo công thức sau đây:
* Công thức I (Dược điển Bỉ) 4 loại hoa:
Flor. Althaeae: ã ã 10,0
Flor. Malvae silvestris: ã ã 10,0
Flor. Gnaphalli: ã ã 10,0
Flor. Verbasci: ã ã 10,0
Tức:
Hoa Thục quỳ: 10g
Hoa Cẩm quỳ: 10g
Hoa Chân mèo: 10g
Hoa phổi: 10g
* Công thức II (Dược điển Pháp 1967) 7 loại hoa:
Hoa Phổi;
Hoa Mỹ nhân – Coquelicot (Flor. Papaveris rhoeados);
Họa Thục quỳ;
Hoa Cẩm quỳ
Hoa Chân mèo
Hoa Khoản đông
Hoa tím - Violette (FL. Violae odoratae)
Trọng lượng bằng nhau trộn kỹ các thành phần.
Cách bào chế: Pha nước hãm 5%.
Công dụng: Điều trị cảm mạo, sổ mũi, ho.
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Nhận xét
Đăng nhận xét