Tên khác: Cây hoa Lý; Dạ lai hương.
Tên khoa học: Telosma cordatum (Burm. f.) Merr. [Pergularia minor Andr., Pergularia odoratissima Sm., Asclepias cordata Burm. f.; Asclepias odoratissima Roxb.]. Họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Nguồn gốc:
Cây nguồn gốc Trung Quốc, Ấn Độ; được trồng phổ biến ở Đông Nam Á (Việt Nam, Indonesia v.v...). Cây có hoa thơm dịu, thường nở vào chiểu tối và thơm vào ban đêm nên gọi là Dạ lai hương. Cây được trồng giàn làm cảnh; ra hoa vào tháng 4 đến tháng 9; ong rất thích hút mật hoa Lý. Hoa Lý có thể nấu canh ăn thơm mát. Ở Indonesia, trồng Thiên lý làm cây cảnh; hoa làm hương liệu; lá, hoa, rễ, ăn được. Ở Việt Nam trồng Thiên lý làm cây cảnh, lấy bóng mát và hương thơm từ hoa Lý; nấu canh hoa Lý và làm dược liệu từ hoa, lá, rễ.
Mô tả:
Cây leo, nhỏ; thân non có lông; lá mọc đối; hình tim, mỏng, mềm, màu xanh lục; dài 7 - 10 cm; rộng 5 - 7cm; mùa đông lá rụng, mùa xuân mọc lại. Hoa nhiều, mọc thành xim, dạng tán, ở kẽ lá. Hoa màu vàng lục nhạt, mùi thơm mát. Đài hoa có 5 răng, nhiều lông, vời nhuy cao bằng 1/2 ống tràng; bao phấn hình trứng hay hình cầu.
Quả đại, dài: Mùa hoa: tháng 4 - 9. Nhất là vào tháng 7, mùa hè, nóng nực, dùng hoa nấu canh ăn, thơm, mát, bổ.
Gây giống Thiên lý bằng giâm cành. Cây ưa đất thịt, không úng, đọng nước; không cớm bóng, khi trồng, cần phòng trừ nấm bệnh.
Bộ phân dùng:
Hoa, lá, rễ; thu hái lá, hoa vào mùa hạ; rễ vào mùa thu; dùng tươi hay phơi, sấy khô, nhẹ độ.
Tác dụng:
Hoa: Tác dụng giải nhiệt, ạn thần, bổ can, thận; họa còn trị giun kim.
Lá: Tính vị cam, bình. Công dụng tiêu viêm, làm tan màng mộng.
Rễ cây: Có tác dụng trị đái rắt, đái có cặn trắng, có máu.
Cách dùng, liều lượng:
- Chữa đái rắt: Dùng 10 - 15g rễ, sắc nước uống 1 ngày.
- Chữa mệt mỏi, đau lưng, hay tiểu tiện ban đêm, mất ngủ, bổ dưỡng cơ thể, nhất là vào mùa hè, giải nhiệt, an thần: hái lá non hoặc hoa 20 - 30g, nấu canh, xào ăn hàng ngày.
- Lá Thiên lý dùng ngoài, đắp lên mụn nhọt và chữa bệnh trĩ.
Chú thích:
Bệnh viện Thái Bình dùng lá Thiên lý chữa một số trường hợp mắc bệnh trĩ và sa dạ con, có kết quả (Tạp chí Y học thực hành số 1962): Dùng 30 - 50g lá giã nhỏ với ít muối; vắt lấy nước, tẩm bông đắp rịt vào hậu môn (bệnh trĩ) hay âm hộ (sa dạ con); mỗi ngày thay 1 lần. Sau 3 - 4 ngày thấy có kết quả.
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Xem thêm: CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Thiên Lý
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - HOA THIÊN LÝ
Xem thêm: CÂY HOA CÂY THUỐC - THIÊN LÝ
Nhận xét
Đăng nhận xét