Chuyển đến nội dung chính

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA XÔN

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA XÔN

Tên khác: Dương tô
Tên khoa học: Salvia farinacea Benth. Họ Hoa môi (Lamiaceae).

Nguồn gốc:
Vùng Địa Trung Hải, từ Tây Ban Nha, bờ biển Adriatic (Nam Tư cũ). Cây hoa Xôn còn gọi là cây cỏ thiêng, mọc trong vườn và được trồng ở các lục địa; là vị thuốc dân gian nổi tiếng và được sử dụng ở phương Tây.
Xôn vừa là cây thuốc vừa là cây cảnh, vừa là cây gia vị thơm, đẹp dùng để làm thơm thực phẩm: thịt, pho mát v.v...

Mô tả:
Cây nhỡ, thấp, cành thẳng, lông xám; cây ưa đất vôi, lá có lông đen mịn; hình ngọn giáo. Hoa to, màu lam tím, mọc thành cụm là bông thưa, mùi thơm, tràng có 3 môi; hoa có 2 nhị dưới là sinh sản được.

Bộ phận dùng:
Lá, hoa và tinh dầu (tinh dầu có độc tính đối với hệ thần kinh, dễ gây động kinh).

Thành phần hóa học:
Lá có tinh dầu, 5% tanin, 5,6% nhựa, 1,6% tinh bột, 0,2% gôm, 2,2% protein, 1,7% các muối, 1,4% chất dính, 3,2% nước và yếu tố estrogen.
Tinh dầu được chưng cất bằng hơi nước từ cây Hoa xôn đạt hiệu suất 1,3 - 2,5%. Trong đó chứa: borneol, salviol (còn gọi là camphor của cây Hoa xôn), cineol, saliven và một ceton gọi là thuyon. Ngoài ra, lá Xôn còn có polyphenol, flavonoid, acid rosmarinic v.v...

Tác dụng:
Lá có tính lợi mật, chống co thắt, nhất là giảm mồ hôi.
Tinh dầu cây Hoa Xôn gây …, có tác dụng điều hoà kinh nguyệt; do chất ceton … trong đó (còn được gọi là salvon), (Thuyop chiếm .. thành phần tinh dầu Xôn).

Công dụng:
Dùng tronng: Nâng cao thể lực, dùng trong các trường hợp suy nhược (người mới khỏi bệnh), suy nhược thần kinh; Điều hoa chức năng tiêu hoá: chứng khó tiêu, do kém trương lực dạ dày-ruột; tiêu hoá chậm, ăn mất ngon. Bệnh thần kinh: run rẩy, chóng mặt, tê liệt; chứng ngập máu; viêm phế quản mạn, hen; mồ hôi trộm đo lao, mồ hôi trộm của người ốm mới dậy, ra nhiều mồ hôi tay và nách; viêm hạch; tạng bạch huyết; sốt từng cơn; tiết nước tiểu kém; hạ huyết áp, điều hoà kinh nguyệt kém; chứng đau kinh; kỹ mãn kinh; vô sinh; bệnh ỉa chảy; bệnh nhân lao; trẻ còn bú; chuẩn bị đẻ; làm cạn sữa.
Dùng ngoài: Trị bạch đới (thụt rửa âm đạo), bệnh áp tơ, đau răng, viêm họng, viêm thanh quản, đau thần kinh răng; hen; vết, thương, vết loét; viêm da (eczema); trẻ em gầy yếu, còi xương; tạng lao, hói đầu, ong đốt, côn trùng cắn, tẩy uế nhà cửa.

Cách dùng:

Dùng trong:
- Thuốc hãm: 20 g lá và hoa, thêm 1 lít nước sôi, hãm lâu 10 phút; ngày uống 3 chén thuốc.
- Bột thuốc: Dùng ngày 1 - 4g.
- Tinh dầu: Nhỏ 2 - 4 giọt trên miếng đường, ngày dùng 3 lần (có thể pha trong rượu để uống).
- Rượu bổ kích thích: Lá Xôn 80g; rượu Vang 1 lít; ngâm 1 tuần lễ; lọc. Uống 1 thìa xúp sau bữa ăn.

Dùng ngoài:
- Lá và hoa 1 nắm, thêm 1 lít nước sôi, hãm lâu 10 phút. Dùng súc miệng điều trị đau răng; bôi đắp điều trị eczema.
- Cồn thuốc: Xoa chỗ hói điều trị hói tóc.
- Trị côn trùng đốt: Vò lá xoa chỗ đau.

Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang, 
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHOAI NƯA

Khoai nưa hay Khoai na - Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicols, = A. campanulatus (Roxb.) Blume ex Decne, thuộc họ Ráy - Araceae. Cây thảo sống lâu năm, có thân củ nằm trong đất; củ hình bán cầu, rộng đến 20cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt như củ khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau khi đã có hoa, thường chỉ có một lá có cuống cao tới 1,5m được gọi là dọc (cọng) dọc màu xanh sẫm có đốm bột; phiến chia làm 3 nom tựa như lá Ðu đủ. Cụm hoa gồm một mo to màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong màu đỏ thẫm, bao lấy một bong mo là một trục mang phần hoa cái ở dưới, phần hoa đực ở trên. Khoai nưa phân bố ở Ấn độ, Myanma, Trung quốc, Việt nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, khoai nưa mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được bà con nhiều địa phương đem về trồng từ lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh Lạng s...

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.