Tên khác: Tây Hồng hoa; Phiên Hồng hoa, Tạng Hồng hoa.
Tên khoa học: Crocus sativus L. Họ La dơn (Iridaceae).
Nguồn gốc:
Cây nguồn gốc Nam Âu, Tiểu Á và Iran. Trung Quốc, Indonesia có trồng.
Mô tả:
Cây thảo, sống lâu năm, có thân hành; đáng đẹp. Hoa màu tím đẹp, hình ống; sau đột nhiên nở rộng ra. Cây thường ra hoa trước khi ra lá. Lá hình dải hẹp, hợp lại thành bó. Quả nang. Mùa hoa: tháng 11.
Bộ phận dùng:
Đầu nhụy (núm nhụy) ở trên 3 nhánh vòi nhụy hoa; dược liệu khô, có dạng sợi, màu đỏ da cam thẫm, rất nhẹ và thơm.
Thành phần hoá học:
Hoạt chất chủ yếu là chất đắng (heterosid của safranal) có tên là picrocrocosid. Sau đến chất màu, tan trong nước, là diester của croceten (carotenoid); một tinh dầu mùi đặc biệt trong có cineol, Ngoài ra dược liệu còn có: crocin, croecetin; crocetin dimethylester; protoecrocin, safranal.
Tác dụng:
Chủ yếu:
- Tác dụng đối với tử cung.
- Ảnh hưởng tới hệ thống tuần hoàn máu.
Theo Đông y:
Tính vị, quy kinh: Cam, bình; vào hai kinh tâm, can.
Công năng: Hoạt huyết, hoá ứ, lương huyết, giải độc, giải uất, an thần.
Dùng điều trị kinh bế, chứng hà (hòn cục trong bụng) sản hậu ứ trở (sau khi sinh đẻ bị ứ lại, trở ngại); ôn độc phát ban; ưu uất phiển muộn, kinh quý phát cuồng (sợ hãi, kinh sợ phát cuồng).
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3 - 9g, dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc để uống.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng.
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Nhận xét
Đăng nhận xét