Tên khác: Dâm bụt; Bông bụt; Bông cẩn, Mộc cẩn.
Tên khoa học: Hibiscus rosa - sinensis L. Họ Bông (Malvaceae).
Nguồn gốc:
Cây nguồn gốc Trung Quốc, mọc hoang và trồng phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Philippin, Malaysia. Ở Indonesia, Râm bụt cao 1 - 4m; có hoa đỏ, vàng, trắng, hồng; trồng làm cây cảnh và làm thuốc. Ngoài ra, ở Indonesia còn dùng lá và thân Râm bụt trong công nghệ giấy. Ở Việt Nam, cây được trồng làm cảnh, làm hàng rào và làm thuốc.
Mô tả:
Cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m. Lá đơn, mọc so le, có lá kèm, mép lá khía răng cưa. Hoa to, đều, mọc đơn độc, lưỡng tính; hoa nhiều màu khác nhau, thường màu đỏ. Đài có 5 lá đài, màu lục dính vào nhau; tràng 5 cánh, rời nhau; phiến rộng, mỏng. Nhiều nhị, dính liền nhau, thành ống dài, mang nhiều bao phấn vàng; 5 tâm bì dính vào nhau thành 1 bầu thượng, có 5 ô; vòi nhuy dài, nằm trong ống nhị; đầu nhuy có 5 núm. Quả nang.
Bộ phận dùng:
Hoa, lá, vỏ, rễ. Vỏ rễ thu hái vào vụ hạ, thu, dùng tươi hay phơi khô. Họa, lá chỉ dùng tươi.
Thành phần hoá học:
Hoa chứa cyanidin-diglycosid.
Thân và là chứa taraxeryl acetat và b-sitosterol
Theo Đông y:
Hoa:
Tính vị: Cam; hàn.
Công dụng: Thanh phế, hoá đàm, giải độc.
Điều trị: đàm hỏa ho; chảy máu cam; bệnh lỵ; xích bạch trọc; ung thũng; độc sang (nhọt độc).
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4 - 12g; uống dạng nước sắc.
Dùng ngoài: hoa tươi sạch giã nát, đắp chỗ đau.
Lá:
Tính, vị: Cam; bình; vô độc.
Công dụng, chủ trị: Trị ung thũng, độc sang (nhọt độc), nục huyết (chảy máu cam).
Cách dùng, liều lượng: Dùng ngoài: giã lá đắp chỗ đau. Uống: ngày dùng 4 - 12g.
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Xem thêm: CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Dâm Bụt
Xem thêm: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DÂM BỤT
Xem thêm: CÂY HOA CÂY THUỐC - DÂM BỤT
Nhận xét
Đăng nhận xét