Tên khác: Cây Hạn liên hoa, Kim liên hoa, Hạn kim liên.
Tên khoa học: Tropaeolum majus L. Họ Sen cạn (Tropaeolaceae).
Nguồn gốc:
Cây có nguồn gốc ở đãy núi Andes Nam Mỹ. Những châu Mỹ; quân của F. Pizarre (Thế ký 16) đi chinh phục Perou mang cây thuốc này về Tây Ban Nha, châu Âu, cùng với những kho vàng cướp được của các vua, chúa vương quốc Quichua ở Perou Nam Mỹ (Thời kỳ tìm ra châu Mỹ). Tên đặt cho cây thuốc là Tropaeolum, xuất xứ bởi từ Tropalon có nghĩa là “chiến tích”; vì hoa và lá cây này giống hình mũ sắt và khiên, có trên tượng đài và các bức tường trang trí, chiến tích (mũ và khiên). Còn cựa cánh hoa lại giống hình chiếc mũ chùm đầu (gắn liền với áo), hoặc mũ thầy tu (capuce, capuchon) nên tên là “capucine”.
Mô tả:
Cây Sen cạn, cây thảo sống 1 năm hay nhiều năm, thân hình trụ tròn, mọng nước; tùy tình hình, cây có thể leo được. Lá hình khiên, mọc nhiều; cuống lá dài, lá hơi bị xẻ, màu lục nhạt bóng. Hoa to có cựa, màu đỏ cam thẫm. Quả bế ba (triakene).
Bộ phận dùng:
Ngọn cành mang hoa tươi (mùi mạnh), lá.
Thành phần hoá học:
Hetrosid: glucotropeolosid có thể tạo ra benzyl isothiocyanat.
Tác dụng:
Sen cạn được dùng làm thuốc cũng như thức ăn. Một sách chuyên luận đã nêu lên ở thế kỷ 18: thời đó người ta đã dùng Sen cạn thay cho Cải xoong (cresson) để phòng và chữa bệnh hoại huyết (scorbut). Đem trộn với xà lách để có vị cay (trộn hoa và lá non Sen cạn). Người ta còn ngâm, trộn giấm nụ hoa và hạt còn xanh lục làm gia vị như nụ Bạch hoa. Từ khi Elisabeth - Christine, con gái nhà thực vật học nổi tiếng Thụy Điển, Charles de Linné (1707 - 1778) (Carl von Linné), phát hiện đầu tiên hiện tượng sau đây: những buổi chiều tà, những ngày hè nóng bức, từ các nhị, nhụy hoa có những tia sáng phóng ra từ tâm hoa Sen cạn; các nhà bác học đã chú ý đến thành phần hoá học của cây (theo họ, hiện tượng lạ này là do cây có nhiều chất acid phosphorie). Người ta rút ra kết luận về tác dụng trị bệnh của Sen cạn là: cây có tác dụng kháng sinh tự nhiên mà lại không phá vi khuẩn đường ruột. Cây còn có tác dụng làm trẻ hoá và kích dục và được gọi là hoa của tình yêu.
Quả chín khô của Sen cạn (liều dùng 0,60 g) đập dập nát, ăn với 1 thìa cà phê mật ong hay với 1/2 cốc nước đường là thuốc xổ nhẹ không gây đau bụng.
Sen cạn còn là thuốc lợi cho tóc và da đầu, do nó chứa hàm lượng cao về lưu huỳnh (100g lá có 0,17g lưu huỳnh) thuốc làm ngừng rụng tóc, làm tóc mọc thuận lợi, bổ dưỡng cho da đầu.
Thuốc nước (lotion) dùng cho da đầu và tóc có công thức (theo Palaiseul) như sau: lá, hoa, hạt tươi Sen cạn 100g; lá tươi cây Tầm ma (ortie) 100g; Lá tươi cây Hoàng dương (Buxus Sempervirens L.) 100g, cồn 90% 500g. Dược liệu băm nhỏ, ngâm rượu 15 ngày; lọc ép lấy rượu thuốc; thêm vài giọt tinh dầu La văng (Oải hương) hoặc tinh dầu Hương thảo (Rosmarinus). Dùng rượu thuốc xoa bóp mạnh vào da đầu hoặc chải đầu với bàn chải hơi cứng.
Theo Đông y:
Tính vị: Tân, lương, không độc.
Công năng: Trị sang độc (nhọt độc), thanh nhiệt giải độc, điều trị mắt đỏ sưng đau, nhọt to và độc (ác độc, đại sang).
Cách dùng, liều lượng: Dùng ngoài: giã nhỏ để bôi, đắp.
(Trung Dược Đại từ điển 1995, số 2288).
Theo các tư liệu trên, hoa, lá Sen cạn chủ yếu dùng ngoài để làm thuốc thanh nhiệt giải độc, ức chế vi khuẩn, trị nhọt. Thường dùng dưới dạng thuốc nước (lotion) hay shampoo để gội đầu làm sạch da đầu và tóc; bổi đưỡng da đầu, đỡ rụng tóc hoặc chữa mụn nhọt.
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Xem thêm: CHỮA HO HEN - Sen Cạn
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - SEN CẠN
Nhận xét
Đăng nhận xét