Tên khác: Cẩn thái địa định, Hoa tím Yedo.
Tên khoa học: Violayedoensis Makino. Họ Hoa Tím (Violaceae).
Nguồn gốc:
Cây gốc ở châu Á, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản. Cây thường mọc tự nhiên trên gò đồi, bên lề đường, trên bãi cỏ trong vườn. Yedo là tên trước đây của Tokyo Nhật Bản, xuất sử của cây này.
Mô tả:
Cây thảo nhỏ, mọc hàng năm, toàn cây có lông ngắn, trắng; rễ cái mập, dày; lá mọc ở phía gốc; phần trên của cuống lá thường có cánh; cuống thường ngắn hơn phiến lá, phiến hình mũi mác hẹp hoặc hình trứng, đầu nhọn mũi giáo; sau khi cây ra hoa, phiến lá mọc to ra, thường có hình mũi mác 3 cạnh. Cây ra hoa vào mùa xuân, thường là màu tím; cuống ngắn hơn lá. Lá đài 5, cánh hoa 5, cánh hoa phía dưới có cựa; bầu 3 ô. Quả nang, thuôn, có 3 ô, nhiều hạt. Toàn cây có vị đắng.
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Thành phần boá học:
Toàn cây chứa glycosid, acid cerotic, các loại ester của acid không bão hoà; trong hoa cũng có acid cerotic, các acid bão hoà 34,9%; acid không bão hoà 5,8%; các loại ester 10,3%: chất carbon oxyd 47%.
Tác dụng:
Ức chế vi khuẩn phát triển, thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu thũng.
Theo Đông y:
Tính vị, quy kinh: Khổ, hàn; vào các kinh tâm, can.
Công dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp; giải độc tiêu thũng (tiêu sưng). Dùng điều trị: đinh nhọt, ung thũng, tràng nhạc; hoàng đản; lỵ; ỉa chẩy, mắt đỏ, yết hầu đau; rắn độc cắn.
Cách dùng, liều tượng:
Uống ngày dùng 20 - 38g, (cây tươi 80 - 110g nước sắc, hoặc dùng nước trấp (nước vắt từ cây) hoặc tán bột.
Dùng ngoài: điều chế cao để bôi.
Kiêng kỵ: Thể chất hư hàn kiêng dùng.
Chú thích:
Theo Medicinal của Trung Quốc, chỉ định chính:
- Viêm da sang độc.
- Rắn cắn.
- Hoàng đản.
- Chất tiết ra từ bộ phận sinh dục
Liều dùng: 15 - 30g.
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Nhận xét
Đăng nhận xét