Tên khác: Bạch thược.
Tên khoa học: Peonia lactiflora Pall. Họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Nguồn gốc:
Bạch thược nguồn gốc Trung Quốc, trên thế giới chi Peonia có 35 chủng, có 51 loài mọc ở Trung Quốc, trong đó có Bạch thược; vùng trồng chủ yếu ở Tây Nam và Tây Bắc. Việt Nam, giáp giới Tây Nam Trung Quốc, đã trồng thử Bạch thược ở Sa Pa (Lào Cai) có kết quả vào những năm 1960 - 1970.
Mô tả:
Cây sống nhiều năm, cao 0,50 - 0,90 cm, thân mọc thẳng đứng, lá mọc so le, xẻ sâu thành 3 - 7 thùy hình trứng, mép nguyên, phía cuống hơi hồng. Hoa to mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng.
Bộ phận dùng:
Chủ yếu là rễ (củ) dài 10 - 15 cm, đường kính 1 - 2 cm, thịt trắng hồng, ít xơ.
Thành phần hoá học:
Rễ chứa paeomiflorin, oxypaeniflorin, benzoylpaeoniflorin ... Hoa chứa astragalin, kaempladiflorin, ferol-3-7-diglycosid, pyrethrin.
Theo Đông y:
Tính vị, quy kinh: Khổ, toan, vi hàn; vào các kinh tỳ, can.
Công năng: Liễm âm, dưỡng huyết, bình can, chỉ thống.
Chủ trị: đau vùng ngực, bụng, sườn; mồ hôi trộm, âm hư phát sốt, tả, lỵ; kinh nguyệt không đều, băng lậu, thai nhiệt, đau bụng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12 - 20g, uống dạng thuốc sắc; thường phối hợp với các vị thuốc khắc.
Kiêng kỵ: Đầy bụng không nên dùng.
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Xem thêm: MẪU ĐƠN (Peony) - Phú quý chi hoa
Nhận xét
Đăng nhận xét