a. Thành phần và tác dụng
Cải thìa là loại rau chủ yếu được trồng vào hai mùa đông và xuân ở khắp nước ta. Có rất nhiều cách chế biến rau, thông thường là xào, nhúng hoặc làm nhân bánh bao, rau trộn.
Cải thìa chứa nhiều vitamin C, canxi và lân. Theo phần tích cứ 100g rau cải thìa có 37mg vitamin C (gấp 4 lần rau hẹ), 14mg canxi (gấp 7 lần tỏi), 50mg lân. Ngoài ra còn có sắt, caroten, vitamin B.
Rau cải thìa có thể trồng được 4 mùa, giàu dinh dưỡng, non tươi, ngon miệng, có giá trị làm thuốc. Ăn thường xuyên có tác dụng đề phòng bệnh xơ vữa động mạch hoặc một số bệnh tim mạch.
Trong rau cải thìa còn chứa nhiều xenlulô, ăn thường xuyên sẽ thông đại tiện, có khả năng phòng ung thư đường ruột.
b. Bài thuốc phối hợp
- Đau dạ dày: Dùng rau cải thìa với gừng, hành dằm nát sao nóng đắp vào vùng đau.
- Dị ứng sơn dầu: Rễ cải thìa, hoa kim ngân, bèo tây tím sắc uống hoặc giã nát đắp lên chỗ đau.
Trích nguồn từ sách: "NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA"
của Đức Minh do NXB Hà Nội ấn hành
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - CẢI BẸ TRẮNG
Nhận xét
Đăng nhận xét