a. Thành phần và tác dụng
Hạt đẻ rất giàu dinh dưỡng, chất protein chiếm 5,7 - 10,7%, chất béo 2,7%, đường và tinh bột 60 - 70%, ngoài ra còn có các vitamin A, B₁, B₂, C, D và caroten, canxi, lân, sắt, kali. Hạt dẻ có thể ăn tươi, cũng có thể nấu chín làm thức ăn như: dùng hạt dẻ hầm gà, hầm thịt, gà quay hạt dẻ, gà nấu hạt dẻ, thịt dê quay với hạt dẻ, canh hạt dẻ... Hạt dẻ ngoài ăn tươi khô còn được làm thành bột, trộn mật ong, ngâm rượu, làm tương hạt dẻ, làm chao, làm nhân bánh, đóng hộp. Đường rang hạt dẻ rất được mọi người ưa thích.
- Người già thận hư, lưng buốt chân mỏi: Hàng ngày buổi sáng và tối ăn hạt dẻ sống 7 hạt, nhai kỹ nuốt dần. Cũng có thể lấy 30g hạt dẻ tươi nướng, hấp chín bằng lửa, hàng ngày ăn vào buổi sáng, tối. Ngày 2 lần.
- Cơ thể suy nhược sau khi ốm, tay chân đau buốt không còn sức lực: Hạt dẻ khô 30g cho vào nước đun chín, cho thêm đường đỏ lượng vừa đủ, ăn mỗi tối một lần trước khi đi ngủ.
- Người già thận hư, khí hư, hen suyễn: Hạt dẻ tươi 60g, thịt lợn nạc vừa đủ, gừng vài lát, hầm lên mỗi ngày ăn một lần.
- Bổ thận khí, mạnh gân cốt: Hạt dẻ, gạo tẻ nấu thành cháo, cho thêm đường trắng để ăn, mỗi ngày một lần.
- Viêm miệng, lưỡi, viêm âm nang do thiếu vitamin B₂: Hạt dẻ rang chín, ngày ăn 2 lần, mỗi lần 5 - 7 hạt.
- Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Nhân hạt dẻ 30g, đại táo 10 quả, phục linh 12g, gạo tẻ 60g. Tất cả nấu thành cháo cho đường trắng vào ăn. Nếu trẻ con bị tiêu chảy, có thể dùng nhân hạt dẻ 1,5g, nửa quả cà chua nghiền thành bột nhão, nấu chín ăn.
- Bị thương, sưng đau ứ máu: Hạt dẻ sống bỏ vỏ, nghiền thành bột đắp vào chỗ đau.
Trích nguồn từ sách: "NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA"
của Đức Minh do NXB Hà Nội ấn hành
Nhận xét
Đăng nhận xét