a. Thành phần và tác dụng
Lựu còn được gọi là thạch lựu, nhược lựu.
Quả lựu giàu dinh dưỡng, khi chín trong hạt chứa 10 - 11% axit hoa quả, axit cam quýt, vitamin C nhiều gấp 1 - 2 lần lê, táo. Lượng đường rất cao, có vị chua.
Vỏ lựu chứa kiềm, cồn ngũ cốc, cồn glyxerin đắng chát có thể sát trùng, có tác dụng chữa giun đũa, giun kim, thận kết sỏi, chứng nước tiểu đục do tiểu đường.
- Bị kiết lỵ lâu không khỏi: Quả lựu phơi khô tán thành bột mịn, uống với nước cơm mỗi lần 10 - 20g.
- Lên quai bị cấp tính: Dùng lựu tươi 1 - 2 quả lấy hạt nghiền nát, cho nước sôi vào ngâm 30 phút, cho vào vải xô lọc lấy nước ngậm súc miệng, ngày vài lần.
- Tỳ hư tiêu chảy: Vỏ quả lựu 15 - 30g cho thêm đường đỏ vào sắc uống.
- Băng huyết: Vỏ quả lựu 90g, sắc lấy nước uống với mật ong.
- Bị bỏng: Vỏ quả lựu tán thành bột trộn với dầu vừng bôi lên chỗ bỏng.
Trích nguồn từ sách: "NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA"
của Đức Minh do NXB Hà Nội ấn hành
Xem thêm: Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY LỰU
Xem thêm: CÂY HOA CÂY THUỐC - LỰU
Xem thêm: TRỊ GIUN SÁN - Cây Thạch Lựu
Xem thêm: CHỮA LỴ TRỰC TRÙNG - Vỏ Lựu
Nhận xét
Đăng nhận xét