d. Thành phần và tác dụng
Rau mồng tơi được chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Từ lâu, nó còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh.
Rau mồng tơi là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài tác dụng làm thực phẩm loại rau này còn có tác dụng chữa bệnh.
Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh. Nó có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hoạt tràng... Dùng mồng tơi để giải độc, chữa đại tiện táo bón, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện khó, tiểu nhỏ giọt, tiểu dắt, chữa kiết lỵ hiệu quả.
Thành phần đinh dưỡng trong 100g: 1,3g protein, 0,3g lipit, 0,6g xenlulô, 4,2g khoáng toàn phần. Mồng tơi tính lạnh, nhân dân ta thường dùng mồng tơi luộc ăn hoặc nấu canh với tôm, tép, thịt...
b. Bài thuốc phối hợp
- Đại tiện táo bón: Lấy 500g mồng tơi cho muối, tương, giấm nấu thành canh. Món ăn này chữa đại tiện táo bón rất hiệu quả. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông.
- Xuất huyết kinh niên: Rau mồng tơi 30g, gà mái già 1 con (bỏ đầu, chân, nội tạng) hầm lên ăn. Chú ý khi thịt gà chín mới cho mồng tơi vào, nấu thêm 20 phút bắc ra là ăn được. Món này chữa chứng đại tiện xuất huyết kinh niên hiệu quả.
- Tiểu tiện không thông, tiểu dắt, tiểu nhỏ giọt: Dùng khoảng 100g mồng tơi sắc nước uống trong ngày thay trà.
- Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn.
- Trị bỏng: Dùng mồng tơi giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng sẽ mau lành.
- Đau nhức do phong thấp: Mồng tơi cả cây khoảng 100g, móng chân giò 1 cái, hầm với nước và rượu. Ăn trong bữa cơm hàng ngày.
- Chữa chứng ngực bồn chồn, đầy tức: Mồng tơi 60g sắc lấy nước đặc, hoà thêm chút rượu trắng uống khi nước còn ấm.
- Cầm máu, giúp vết thương mau lành: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi chữa chảy máu mũi do huyết nhiệt (dân gian thường gọi là chảy máu cam).
Mồng tơi trộn với đường phèn, giã nát, đắp vào chỗ bị thương sẽ giúp cầm máu, vết thương mau lành.
- Nứt núm vú: Mồng tơi giã nhỏ đắp vào chỗ vú nứt, chỗ viêm tấy.
- Phụ nữ sau sinh ít sữa: Dùng mồng tơi nấu canh hoặc xào ăn.
Trích nguồn từ sách: "NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA"
của Đức Minh do NXB Hà Nội ấn hành
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU MỒNG TƠI
Xem thêm: CÂY RAU CÂY THUỐC - MỒNG TƠI
Xem thêm: Nhuận Tràng và Tẩy - Rau Mồng Tơi
Nhận xét
Đăng nhận xét