a. Thành phần và tác dụng
Sơn tra còn có tên khác là sơn lý hồng, có một số tài liệu còn gọi sơn tra là sơn trà, hay đào gai, chi sơn tra hay chi táo gai. Quả có khi cũng gọi là quả táo gai.
Theo Đông y sơn tra có vị chua, tính hàn, quy vào các kinh tỳ, vị và can. Có công năng phá khí tán ứ, hoá đờm, chỉ huyết. Chủ trị lỵ, giảm đau, tiêu tích... Khi sơn tra chín hái về phơi khô thì gọi là sơn tra sống, nếu dùng lửa hong khô xém vỏ ngoài gọi là sơn tra sao, đốt thành than để dành thì gợi là than sơn tra. Ruột sơn tra chín thường được sử dụng để chữa nhiều bệnh do tiêu hoá. Những người ăn không ngon miệng, viêm dạ dày suy nhược, bệnh động mạch vành nên dùng.
Sơn tra là loại quả giàu dinh dưỡng. Cứ 1000g sơn tra thì có chứa 89mg vitamin C, chỉ thấp hơn đại táo, đứng thứ 3 trong các loại quả, chứa 82mg caroten, chỉ kém có quả hạnh, đứng thứ 2 trong các loại quả, gấp 10 lần táo, gấp 2 - 3 lần chuối tiêu, đào; chứa vitamin B₁ bằng chuối tiêu, được xếp đứng đầu các loại quả. Đáng chú ý là, cứ 1000g sơn tra thì có 850mg canxi, đứng đầu các loại quả, rất thích hợp để bổ sung nhu cầu thiếu canxi của trẻ và phụ nữ có thai.
b. Bài thuốc phối hợp
- Phụ nữ có kinh bị hàn ứ không thông: Quế chi 15g, sơn tra 15g, đường đỏ 30g sắc thành nước uống.
- Trẻ em bị đầy bụng không tiêu: Dùng sơn tra trộn với mật ong, mỗi lần uống một thìa.
- Trẻ em tỳ hư, tiêu chảy kéo dài: Dùng sơn tra tươi (bỏ vỏ, hạt), hoài sơn mỗi thứ bằng nhau, cho đường trắng lượng vừa đủ, trộn đều hấp chín để ăn.
- Bệnh giun đũa: Với lượng sơn tra tươi 1000g nên ăn: bắt đầu ăn vào buổi chiều, buổi tối không ăn cơm, đến 10 giờ thì ăn hết 1000g. Sáng sớm hôm sau lấy 60g cau, cho nước sắc còn 1 bát uống hết một lần, nằm nghỉ, khi muốn đại tiện, cố nhịn một lúc rồi hãy đi, có thể chữa được bệnh giun đũa.
Trích nguồn từ sách: "NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA"
của Đức Minh do NXB Hà Nội ấn hành
Xem thêm: Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Sơn Tra
Nhận xét
Đăng nhận xét