a. Thành phần và tác dụng
Trong 100g đậu đen thì có chứa 24,3g protein, l,7g lipit, 53,3g gluxit. Muối khoáng: canxi 56mg, phot pho 35mg, sắt 6,1mg, caroten 0,06mg. Vitamin B₁ 0,51mg, B₂ 0,21mg, Pₚ 1,8mg, C 3mg. Hàm lượng axit amin trong đậu đen cao như lysin, methionin, tryptophan, leucin... Với tính chất đặc biệt về dinh dưỡng nên đậu đen được chế biến thành nhiều món ăn độc đáo như xôi đậu đen, chè đậu đen (đậu đen nấu với mật hoặc đường) vừa ngon, vừa bổ, vừa mát, vừa có tác dụng giải khát.
- Trong Đông y, người ta dùng đậu đen để chế cùng hà thủ ô nhằm làm cho thuốc có chất lượng hơn, đậu đen có thể nấu nước uống tăng cường sức khoẻ và giải khát.
- Ngộ độc nấm dại: Dùng 20g đậu đen nhai sống hoặc sắc lấy nước uống.
- Đau bụng, đau đầu do lạnh: Đậu đen 20g, gừng 5g, nước 300ml sắc còn 100ml, uống 2 lần.
- Đau bụng dữ dội: Đậu đen 50g, sao cháy hoặc sắc với rượu uống, có thể sắc với nước rồi pha thêm rượu vào uống.
- Lưng sườn đau nhói: Đậu đen 200g, sao vàng, ngâm rượu uống.
- Trúng phong cấm khẩu, không nói được, tâm phiền hoảng hốt, tay chân không cử động, đau bụng đầy hơi: Đậu đen nấu bỏ bã lấy nước, cô thành cao ngậm, dùng lâu ngày mới công hiệu.
- Thương hàn thuộc về âm độc nguy cấp: Đậu đen sao thơm, chế rượu vào, cho uống nóng. Nếu uống vào bị nôn ra thì uống lại, đến khi mồ hôi ra được thì thôi.
- Trúng hàn: Đậu đen sao cháy. Lúc còn nóng, chế rượu vào uống rồi trùm chăn lên cho ra mồ hôi là khỏi.
- Phong thấp, gân co gối nhức, bụng nóng, đại tiện táo bón: Đậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài 2 - 3 cm rồi phơi khô, cho một chút giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 thìa nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2 - 3 lần.
- Uốn ván do trúng phong, bệnh động kinh: Đậu đen 100g sao hơi chín, tán nhỏ cho vào hấp đến khi lên hơi thì lấy xuống, cho rượu vào ngâm. Uống đến khi ra mỗ hôi rồi dùng thuốc cao mà dán.
- Bụng trướng do ăn nhầm các loại cá độc: Đậu đen sắc với nước uống lúc còn ấm.
- Ngộ độc do ăn rau quả: Đậu đen tán nhỏ, ngâm rượu, vắt lấy nước cốt uống.
- Bất tỉnh do say rượu: Đậu đen sắc lấy nước uống cho nôn ra thì khỏi.
- Phù thũng, nằm ngồi không yên: Đậu đen, rượu sắc lấy nước. Chia làm 3 lần, uống nóng, uống đến khi khỏi bệnh thì thôi.
- Phù thũng thở gấp, bí đại tiểu tiện: Giá đậu đen phơi khô sao giấm, đại hoàng sao đều lượng bằng nhau, tán bột, uống. Dùng rễ cỏ tranh, trần bì sắc làm thang để lợi tiểu.
- Thượng tiêu hỏa bức, khạc ra máu hay ứ máu buồn phiền, khát nước: Đậu đen 10g, tô tử 2 cành, ô mai mơ 2 quả, nước 3 bát, sắc lấy nước. Giã gừng sống lấy nước 1 bát, hoà vào và chia uống dần sau bữa ăn.
- Trĩ ra máu: Dùng bồ kết sắc lấy nước và tẩm vào đậu đen một lúc. Sau đó đem đậu đen sao vàng, xát bỏ vỏ tán nhỏ, viên thành viên rồi rán với dầu ăn, mỗi lần uống 30 viên với nước gạo.
- Đau đầu: Đậu đen 3 phần sao hơi có khói, ngâm với 5 phần rượu, đậy kín 7 ngày rồi uống hết.
- Tiêu chảy, toát mồ hôi lạnh: Đậu đen 10g nghiền sống hoà với nước rồi uống.
- Đau lưng, xương sống đau nhức không cử động được: Đậu đen 100g, chia làm 3 phần sao, 1 phần luộc, 1 phần hấp chín, thêm rượu cho vào bình, dùng nồi lớn đổ nước vào chưng cách thuỷ 30 phút. Để nửa tháng mới uống, uống nhiều hay ít tuỳ sức.
- Mất ngủ: Đậu đen nấu nóng cho vào 1 cái túi đen để gối đầu, khi nguội lại thay.
- Tiểu đường: Đậu đen tán nhỏ dồn vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm 100 ngày, làm thành viên. Mỗi sáng uống 1 viên, uống hết là khỏi.
Đậu đen, thiên hoa phấn. Hai vị lượng bằng nhau tán nhỏ, khuấy thành hồ, làm thành viên, mỗi lần dùng 70 viên, sắc với nước đậu đen uống mỗi ngày 2 lần rất công hiệu.
Trích nguồn từ sách: "NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA"
của Đức Minh do NXB Hà Nội ấn hành
Xem thêm: Chữa Cảm Sốt - Đậu Sị
Nhận xét
Đăng nhận xét