Chuyển đến nội dung chính

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Xanh

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Xanh

a. Thành phần và tác dụng

Đâu xanh còn gọi là thanh tiểu đậu đã được sử dụng hơn 2000 năm. Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh rất cao, trong 100g đậu xanh có chứa 23,8g protein, 0,5g chất béo, 58,5g đường, 80mg canxi, 6,8mg sắt, 0,22g caroten, 0,52g vitamin B, 0,12mg B₂,1,8mg axit nicotin. Giá trị thực phẩm của đậu xanh cũng hơn các loại đậu khác.
Có nhiều cách chế biến đậu xanh. Có thể nấu cháo đậu xanh, cơm đậu xanh, rượu đậu xanh, cũng có thể xay thành bột, lọc lấy bột, làm bánh hấp, làm vỏ bọc bánh...

b. Bài thuốc phối hợp

- Nhọt ngầm dưới da: Ăn canh đậu xanh, trước khi ăn cơm, ăn từ 1 - 2 tháng.
- Phòng say nắng: Uống nước đậu xanh.
- Trúng độc phụ tử, thạch tín, nấm độc: Giã nát đậu xanh uống với nước cam thảo sống.
- Da bị sưng đỏ lở loét: Sắc đậu xanh lấy nước bôi lên chỗ đau, khô rồi lại bôi.
- Trẻ bị rôm nhiệt: Đậu xanh sắc với lá chè tươi cho trẻ uống.
- Trẻ lên quai bị: Đậu xanh, đậu nành cho nước đun nhừ ăn với đường đỏ; hoặc dùng đậu xanh và đậu nành tán thành bột cho thêm bột phẩm xanh, mật ong bôi lên chỗ đau.
- Trẻ con lên sởi: Dùng nước đậu xanh uống để phòng biến chứng.
- Bị trĩ hoặc rách hậu môn: Cho đậu xanh vào lòng lợn nấu chín, cho thêm dầu ăn, muối để ăn.
- Tiểu tiện ít, đỏ, đi nhiều lần: Vắt nước giá đậu xanh uống với đường trắng.
- Phòng chữa cao huyết áp: Cho đậu xanh vào túi mật lợn, phơi cho khô. Mỗi lần uống 10 hạt đậu, uống với nước sôi. Ngày 3 lần, điều trị trong 7 ngày.
- Lên mề đay: Bột đậu xanh lượng vừa đủ, cho ít băng phiến tán thành bột mịn bôi lên chỗ mụn.
- Bị bỏng: Vỏ đậu xanh 30g, rang vàng cho thêm ít băng phiến, làm thành bột bôi lên chỗ bị bỏng.
- Trúng độc thuốc trừ sâu: Đậu xanh 500g giã nát, muối ăn 100g, pha nước sôi để nguội 2000ml ngâm trong 10 phút rồi lấy nước uống, có thể chữa trúng độc thuốc trừ sâu loại cỏ lân.
Hoặc: Đậu xanh 150g giã nát, 5 lòng trắng trứng gà, trộn đều uống có thể chữa trúng độc thạch tín mức độ nhẹ.
Hoặc: Đậu xanh 50g, cam thảo 30g, sắc với nước uống nóng có thể chữa trúng độc do ăn nhầm thuốc bả chuột.
- Làm sáng mắt, giảm kéo màng mắt: Vỏ đậu xanh 25g, sắc với nước uống, dùng khi mắt bị mờ.
Đậu xanh 100g, xác rắn lột 1 chiếc, đường trắng 30g. Xác rắn dùng nước cam thảo rửa sạch, rồi cho một ít hạt vừng rang với đậu xanh và đường trắng sắc với nước uống, mỗi ngày 1 lần.
- Làm mất nốt đen nâu trên mặt: Hàng ngày ăn cháo đậu xanh, bách hợp sẽ giúp tẩy vết sắc tố ở mặt. Ngày ăn 1 lần.
- Chữa cảm nắng: Đậu xanh lọc sạch cho vào nồi đổ thêm nước. Đun cho sôi. Chắt nước có màu trong xanh để nguội uống. Nước có màu đục thì không tốt.
- Giải khát, thông tiểu tiện: Đậu xanh 60g lọc sạch cho vào 1.000ml nước đun nhừ, chắt nước uống vào buổi sáng và tối trước lúc ăn cơm, mỗi lần 200ml.
- Kiết lỵ mạn tính: Đun đậu xanh chín nhừ, ăn tuỳ thích.
- Viêm túi mật: Đậu xanh tươi 60g. Bỏ vào nồi đun cho nhừ, cho lõi bắp cải 2 - 3 cái, đun thêm 20 phút. Chắt lấy nước uống. Ngày 1 - 2 lần. Nếu phát hiện bệnh sớm, uống ngay thời kỳ đẫu thì hiệu quả càng tốt hơn.
- Nhiễm độc chì: Mỗi ngày dùng 120g đậu xanh, 15g cam thảo, đun thành canh, chia làm 2 lần uống với 300mg vitamin C. 15 ngày là một liệu trình.
- Nóng sốt, viêm ruột: Vỏ hạt đậu xanh 15g đun với nước cho thêm 15g đường trắng, uống cho đến khi hết bệnh.
- Bị cảm lạnh: Đậu xanh 30g, ma hoàng 9g. Đun với nước uống; đậu xanh 30g (giã nát), lá chè 9g (bỏ vào trong túi vải). Một bát to nước đổ vào nấu. Khi còn nửa bát, lấy túi chè ra, cho đường đỏ vào uống.
- Đau bụng nôn oẹ: Đậu xanh 100g, hồ tiêu 10 hạt, cùng nghiền thành bột, rót nước sôi vào uống; hoặc đậu xanh, đường phèn, mỗi thứ 16g đun với nước uống.
- Viêm niệu đạo: Giá đậu xanh 500g, ép lấy nước cho đường trắng vào uống.
- Trúng độc thuốc nông dược lân hữu cơ: Đậu xanh 4 phần, cam thảo 1 phần. Đun sôi cho vào rửa ruột.
- Bệnh tiểu đường: Đậu xanh 200g, lê 2 quả, củ cải nấu chung cho tới khi chín là ăn được.
- Giải cảm nhiệt, phòng cảm nắng, tiêu phù thũng, cao huyết áp, hạ mỡ trong máu, viêm túi mật: Đậu xanh 100g, mơ chua, đường trắng mỗi thứ 50g. Đun đậu xanh và mơ chua cho nhừ, cho đường trắng vào khuấy đều. Để nguội rồi ăn. Hoặc đậu xanh, gạo cũ mỗi thứ lượng vừa đủ, cùng đun thành cháo, cho thêm ít đường phèn vào ăn.
- Viêm gan mạn tính: Đậu xanh 100g, táo tàu 10 quả. Cho nước vừa đủ đun thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 lần.
- Bạch đới quá nhiều: Đậu xanh 500g, mộc nhĩ đen 100g cùng rang vàng, nghiền thành bột. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15g, ăn cùng với cơm hoặc nước cháo.
- Cao huyết áp: Đậu xanh, đường phèn mỗi thứ 100g. Nấu nước uống. Mỗi ngày 2 lần.
- Ho lao: Đậu xanh 200g, rong biển 50g, đường trắng vừa đủ. Cho nước vừa đủ đun đậu chín nở. Rong biển ngâm cho mềm rửa sạch cắt thành sợi nhỏ, cho lên trên đậu xanh, rồi rải một lớp đường trắng lên trên, làm lại ba lớp như thế. Cho vào nồi chưng cách thuỷ, đun lửa nhỏ khoảng 30 phút. Mỗi ngày ăn từ 2 - 3 lần.
- Viêm vòm họng, vòm họng bị lở loét: Đậu xanh 20g, trứng gà tươi 1 quả. Đập trứng gà vào trong bát đánh kỹ. Đun đậu xanh cho chín tới (không đun quá kỹ). Lấy nước đun đậu xanh đánh trứng vào uống. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHOAI NƯA

Khoai nưa hay Khoai na - Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicols, = A. campanulatus (Roxb.) Blume ex Decne, thuộc họ Ráy - Araceae. Cây thảo sống lâu năm, có thân củ nằm trong đất; củ hình bán cầu, rộng đến 20cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt như củ khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau khi đã có hoa, thường chỉ có một lá có cuống cao tới 1,5m được gọi là dọc (cọng) dọc màu xanh sẫm có đốm bột; phiến chia làm 3 nom tựa như lá Ðu đủ. Cụm hoa gồm một mo to màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong màu đỏ thẫm, bao lấy một bong mo là một trục mang phần hoa cái ở dưới, phần hoa đực ở trên. Khoai nưa phân bố ở Ấn độ, Myanma, Trung quốc, Việt nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, khoai nưa mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được bà con nhiều địa phương đem về trồng từ lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh Lạng s...

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.