a. Thành phần và tác dụng
Chất dinh dưỡng của lúa mì rất cao, trong đó có chứa tinh bột, chất protein, chất đường, chất béo, tinh hồ, chất xơ thô, chất noãn lân, men bột, men protein, các axit amin, chất khoáng và vitamin B₁, B₂, vitamin E. Hàm lượng protein trong lúa mì cao hơn gạo tẻ (gạo tẻ 7%, bột mì 10,7%).
Hạt lúa mì và hạt lúa mì non (chưa chín) và bột mì tinh bột, cám sau khi được gia công đều có thể dùng làm thuốc. Hạt lúa mì non còn gọi là "mì sữa", khi vo sẽ nổi lên mặt nước, vị ngọt mát, có tác dụng an thần, ngăn chặn mồ hôi trộm, sinh tân dịch, dưỡng tâm khí. Cám sau khi xay bột mì, có tác dụng chữa bệnh phù chân và viêm thần kinh.
Hạt lúa mì còn có thể gia công thành bột mạch nha, có chứa protein, đường, canxi, lân, sắt và nhiều loại vitamin, là những chất bổ cần thiết giữ cho công năng của máu, tim, thần kinh hoạt động bình thường, là thức ăn thường dùng cho trẻ và người già yếu bệnh tật.
- Cơ thể hư nhược, ra nhiều mồ hôi: Dùng bột mì, đại táo và cùi nhãn cho nước nấu kỹ, ăn cả nước lẫn cái.
- Phù nề toàn thân: Cám lúa mì rang vàng, cho thêm đường đỏ trộn đều, uống cùng với nước đại táo.
- Tì vị hư nhược: Dùng bột mì trộn với hoài sơn đập vụn đun thành hồ cho thêm đường trắng vào để ăn.
- Trong lòng buồn bực, lo lắng mất ngủ: Nhân lúa mì (bỏ vỏ), đại táo, cam thảo sắc chung thành canh.
- Cơ thể hư nhược, phong hàn ho, lao phổi: Dùng nhân lúa mì nấu kỹ với thịt dê để ăn.
- Thiếu máu do dinh dưỡng kém, phù thũng: Nấu lúa mì với lạc đun nhừ để ăn.
Trích nguồn từ sách: "NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA"
của Đức Minh do NXB Hà Nội ấn hành
Nhận xét
Đăng nhận xét